Dưỡng sức sau ốm đau và điều trị bệnh dài ngày

1. Trong năm 2016, nếu có trường hợp người lao động bị tai nạn rủi ro chẳng hạn như trượt sàn nước trong nhà bị té gãy xương (hay là bị bệnh trĩ chẳng hạn) và phải phẫu thuật và nằm điều trị hơn 3 tháng ví dụ như từ ngày 1/2/2016 đến 15/5/2016, ngày 16/5/2016 NLĐ này đi làm lại và trong trường hợp này chắc chắn là NLĐ sẽ nghỉ hết lũy kế ốm đau 30 ngày. Theo khoản 1 điều 29 có ghi ".....trong khoảng thời gian 30 ngày đầu trở lại làm việc mà sức khỏe chưa hồi phục thì được nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe từ 05 đến 10 ngày trong một năm". Vậy theo điều trên, có phải thời gian người lao động có thể nghỉ dưỡng sức là từ 16/5/2016 đến 15/6/2016 hay không? hay là được nghỉ dưỡng sức trong thời gian 30 ngày kể từ ngày hết lũy kế ốm đau là khoảng từ ngày 10/3/2016 đến 9/3/2016. 2. Trường hợp của NLĐ này là có phẫu thuật và điều trị dài ngày. Vậy NLĐ này được nghỉ dưỡng sức tối đa là 10 ngày hay 7 ngày? Thứ 2 là trong luật qui định mức tối đa nhưng không qui định mức tối thiểu, vậy NLĐ này chỉ nghỉ dưỡng sức có 3 ngày thì có được không?

1/ Theo CV 3606/BHXH-CSXH ngày 22/10/2008 của BHXH VN điểm a mục 1 hướng dẫn việc trường hợp NLĐ mắc bệnh cần chữa trị dài ngày. Người lao động sau khi hết thời gian nghỉ ốm theo quy định nhưng chưa trở lại làm việc do phải tiếp tục điều trị, sau khi trở lại làm việc mà sức khỏe yếu thì được giải quyết chế độ dưỡng sức theo quy định và khi giải quyết chế độ DSPHSK sẽ căn cứ vào chứng từ cuối cùng của đợt điều trị, nghĩa là chứng từ nghỉ bệnh phải liên tục (trong trường hợp này thì chứng từ liên tục là từ 01/02/2015 – 15/5/2015) thì ngày nghỉ dưỡng sức sẽ tính từ ngày 16/5/2015. 
2/ Nến NLĐ vừa có phẫu thuật vừa điều trị dài ngày thì được nghỉ DSPHSK ở mức cao nhất là 10 ngày ( theo quy định về số ngày nghỉ DSPHSK là 5 ngày, 7 ngày, 10 ngày)
Theo Luật BHXH số 71/2006/QH11 ngày 29/6/2006 “ … Điều 26 Luật Bảo hiểm xã hội được quy định như sau: 
1. Người lao động sau thời gian hưởng chế độ ốm đau theo quy định tại Điều 23 Luật Bảo hiểm xã hội mà sức khoẻ còn yếu thì được nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ.
2. Thời gian nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe trong một năm tính cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hàng tuần, ngày đi và về nếu nghỉ tại cơ sở tập trung. Số ngày nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ do người sử dụng lao động và Ban Chấp hành Công đoàn cơ sở hoặc Ban Chấp hành Công đoàn lâm thời quyết định, cụ thể như sau:
a) Tối đa 10 ngày đối với người lao động sức khoẻ còn yếu sau thời gian ốm đau do mắc bệnh cần chữa trị dài ngày;
b) Tối đa 7 ngày đối với người lao động sức khoẻ còn yếu sau thời gian ốm đau do phải phẫu thuật;
c) Bằng 5 ngày đối với các trường hợp khác.
...”

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Chế độ dưỡng sức phục hồi sức khỏe sau khi ốm đau

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào