Thế chấp tài sản là di sản thừa kế

Tôi là nhân viên ngân hàng, hiện tôi đang xử lý hồ sơ thế chấp của một khách hàng như sau: ông A vay vốn thế chấp bằng bất động sản đứng tên bố mẹ mình là ông B và bà C. Ông B đã mất mà không để lại di chúc. Những người thuộc hàng thừa kế thứ nhất của ông B (bao gồm cả bà C và ông A) đã làm thủ tục phân chia di sản thừa kế với nội dung để lại toàn bộ tài sản cho bà C. Bà C có toàn quyền sở hữu, sử dụng và định đoạt . Bà C không thực hiện đính chính thông tin trên GCN (sang bìa) mà đề nghị được thế chấp tài sản trên với chủ thể ký hợp đồng thế chấp là bà C. Vậy cho tôi hỏi: 1. Hợp đồng thế chấp trên có hiệu lực và phù hợp quy định không? 2. Nếu có, mong dẫn ra các quy định hay hướng dẫn làm cơ sở pháp lý để tôi có thể tiến hành các thủ tục nhận tài sản trên?

Theo quy định của khoản 1 Điều 168 Luật Đất đai năm 2013 thì: Người sử dụng đất được thực hiện quyền  thế chấp quyền sử dụng đất khi có Giấy chứng nhận. Trường hợp nhận thừa kế quyền sử dụng đất thì người sử dụng đất được thực hiện quyền khi có Giấy chứng nhận hoặc đủ điều kiện để cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.

Do vậy, đối với trường hợp bạn hỏi, bà C (là người nhận thừa kế quyền sử dụng đất theo thỏa thuận giữa những người đồng thừa kế thuộc hàng thừa kế thứ nhất của ông B) được quyền thế chấp quyền sử dụng đất nếu có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc đủ điều kiện để cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo quy định của khoản 1 Điều 168 Luật Đất đai năm 2013 nói trên.
Việc xác định hiệu lực của hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất trong trường hợp này được thực hiện theo quy định của Điều 122 Bộ luật Dân sự năm 2005 và các quy định của pháp luật khác có liên quan.
Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Di sản thừa kế

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào