Sang tên sổ hồng

Hiện nhà tôi đã có sổ hồng tuy nhiên do tên bà Hóa ( là bà cô của bà nội tôi đứng tên ). Trong tờ lệ phí trước bạ thì gồm 5 người, những người này đã mất hết, có một người ở nước ngoài không liên lạc được cũng đã mất vì nếu còn sống thì đã 112 tuổi. Bây giờ gia đình tôi đã sống tại đây được hơn 20 năm không biết muốn sang tên lại sổ hồng thì phải làm như thế nào.

​Nếu nhà đất đó có nguồn gốc là tài sản chung của 5 người, do 1 người đại diện đứng tên thì quyền quyết định thuộc về 5 đồng sở hữu đó. Nếu người nào chết thì các thừa kế của họ sẽ được thực hiện, nếu hàng thừa kế thứ nhất không còn ai thì quyền lợi thuộc về hàng thừa kế thứ 2, hàng thừa kế thứ hai không còn ai thì hàng thừa kế thứ 3 được hưởng di sản. Nếu cả ba hàng thừa kế không còn ai thì tài sản thuộc về nhà nước.

Để sang tên nhà đất đó cho gia đình bạn thì phải được sự đồng ý của các đồng sở hữu hoặc các thừa kế của họ. Bạn tham khảo quy định về hàng thừa kế theo pháp luật sau đây quy định tại Bộ luật dân sự:

"Điều  [Anchor] 676. Người thừa kế theo pháp luật

1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:

a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;

b) Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;

c) Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột, chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.

2. Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau.

3. Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.

Điều 677. Thừa kế thế vị

Trong trường hợp con của người để lại di sản chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì cháu được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của cháu được hưởng nếu còn sống; nếu cháu cũng chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì chắt được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của chắt được hưởng nếu còn sống."

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào