Bảo hiểm y tế thôn khó khăn
1.Trường hợp cấp cứu:
Tại Khoản 2 Điều 28 Luật BHYT số 25/2008/QH12 quy định: “Trường hợp cấp cứu, người tham gia BHYT được khám bệnh, chữa bệnh tại bất kỳ cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nào và phải xuất trình thẻ BHYT cùng với giấy tờ quy định tại Khoản 1 Điều này trước khi ra viện”.
2.Trường hợp không phải cấp cứu:
Tại Điểm 5 Khoản 15 Điều 1 Luật số 46/2014/QH13 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật BHYT quy định: “Người dân tộc thiểu số và người thuộc hộ gia đình nghèo tham gia bảo hiểm y tế đang sinh sống tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn; người tham gia bảo hiểm y tế đang sinh sống tại xã đảo, huyện đảo khi tự đi khám bệnh, chữa bệnh không đúng tuyến được quỹ bảo hiểm y tế thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh đối với bệnh viện tuyến huyện, điều trị nội trú đối với bệnh viện tuyến tỉnh, tuyến trung ương và có mức hưởng theo quy định tại khoản 1 Điều này”;
Tại Điểm a và Điểm d Khoản 1 Điều 12 Thông tư số 40/2015/TT-BYT ngày 16/11/2015 của Bộ Y tế Quy định đăng ký khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế ban đầu và chuyển tuyến khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế (sau đây viết tắt là Thông tư số 40/2015/TT-BYT) quy định: “ a) Trường hợp người bệnh được chuyển đến cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khác thì chỉ cần Giấy chuyển tuyến của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nơi trực tiếp chuyển người bệnh đi; d) Người bệnh có thẻ bảo hiểm y tế mắc các bệnh, nhóm bệnh và các trường hợp được sử dụng Giấy chuyển tuyếnquy định tại Phụ lục số 01 ban hành kèm theo Thông tư này thì Giấy chuyển tuyến có giá trị sử dụng đến hết ngày 31 tháng 12 năm dương lịch đó…”.
Như vậy, trường hợp của ông Sơn đang sử dụng thẻ BHYT thôn đặc biệt khó khăn thuộc xã Long Tân, Phú Riềng, Bình Phước đi KCB tại BVYHCT tỉnh khi trình đủ thủ tục (thẻ BHYT hợp lệ và giấy tờ tùy thân có ảnh) sẽ được hưởng chế độ BHYT như sau:
- Trường hợp cấp cứu: hưởng đúng tuyến tại bất kỳ cơ sở KCB nào trên phạm vi toàn quốc;
- Trường hợp không phải cấp cứu:
+ KCB Nội trú: hưởng đúng tuyến tại bất kỳ cơ sở KCB nào trên phạm vi toàn quốc;
+ KCB Ngoại trú: Phải có giấy chuyển tuyến của cơ sở KCB nơi trực tiếp chuyển bệnh nhân đi, lưu ý 62 bệnh quy định tại phụ lục 01 của Thông tư số 40/2015/TT-BYT được sử dụng giấy chuyển tuyến có giá trị trong năm dương lịch./.
Thư Viện Pháp Luật