Bắt trộm giải lên công an phường bị phạt hành chính?
Từ việc gia đình bàn mất cắp tài sản thì việc đâu tiên gia đình phải đề cao cảnh giác và có biện pháp phòng ngừa trộm cắp, báo cáo công an để có biện pháp đấu tranh với tội phạm này. Tuy nhiên việc gia đình bạn nghi ngờ người vào nhà bạn là để hỏi thông tin người thân là thiếu căn cứ, mang tính quy chụp. Trường hợp có căn cứ rõ ràng người đó đang thực hiện hành vi phạm tội, phạm tội quả tang thì mới có quyền tạm tạm giữ và phải báo ngay cho cơ quan công an phường. Điều 82 bộ luật TTHS 2003 quy định. Bắt người phạm tội quả tang hoặc đang bị truy nã
1. Đối với người đang thực hiện tội phạm hoặc ngay sau khi thực hiện tội phạm thì bị phát hiện hoặc bị đuổi bắt, cũng như người đang bị truy nã thì bất kỳ người nào cũng có quyền bắt và giải ngay đến cơ quan Công an, Viện kiểm sát hoặc Uỷ ban nhân dân nơi gần nhất. Các cơ quan này phải lập biên bản và giải ngay người bị bắt đến Cơ quan điều tra có thẩm quyền.
2. Khi bắt người phạm tội quả tang hoặc người đang bị truy nã thì người nào cũng có quyền tước vũ khí, hung khí của người bị bắt.
Nghiêm cấm việc dùng vũ lực để xâm hại sức khỏe, tính mạng, danh dự nhân phẩm của người khác. Căn cứ nội dung bạn trình bày thì mặc dù chưa có căn cứ rõ ràng người đó thực hiện hành vi phạm tội trộm cắp tài sản, nhưng anh trai bạn đã đánh (dùng vũ lực), trói và giải lên công an phường. Hành vi bắt giữ người của anh trai bạn có thể bị truy tố theo Điều 123 BLHS. Tội bắt, giữ hoặc giam người trái pháp luật
1. Người nào bắt, giữ hoặc giam người trái pháp luật, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ một năm đến năm năm:
A) Có tổ chức;
B) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
C) Đối với người thi hành công vụ;
D) Phạm tội nhiều lần;
Đ) Đối với nhiều người.
3. Phạm tội gây hậu quả nghiêm trọng thì bị phạt tù từ ba năm đến mười năm.
4. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ một năm đến năm năm.
Thư Viện Pháp Luật