Người bị hại đã từ chối giám định

Nhờ luật sư tư vấn nội dung sau: Trong một vụ án hình sự Cố ý gây thương tích, bị can cũng bị thương nhưng quá trình điều tra bị can đã tự nguyện từ chối giám định tổn hại sức khỏe vì cho rằng thương tích không đáng kể. nay vụ án đã kết thúc điều tra bị can này có yêu cầu cơ quan tiến hành tố tụng trưng cầu giám định có được không? Cơ quan tiến hành tố tụng từ chối trưng cầu giám định và giải thích cho họ có quyền tự giám định, như vậy có đúng không?

Trước hết trong quá trình giải quyết vụ án hình sự cơ quan tiến hành tố tụng có quyền trưng cầu giám định để xác định tỷ lệ thương tật về sức khỏe, tỷ lệ thiệt hại về tài sản để sử dụng làm căn cứ giải quyết vụ việc.

Trường hợp người bị hại, bị cáo trong vụ án hình sự không đồng ý với kết luận giám định thì có quyền yêu cầu giám định lại, nếu yêu cầu này không được chấp thuận thì cũng có quyền tự yêu cầu giám định. Đây là quy định tại Điều

Điều 22. Quyền, nghĩa vụ của người yêu cầu giám định tư pháp

1. Người yêu cầu giám định có quyền gửi văn bản yêu cầu cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng trưng cầu giám định. Trường hợp cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng không chấp nhận yêu cầu thì trong thời hạn 07 ngày phải thông báo cho người yêu cầu giám định bằng văn bản. Hết thời hạn nói trên hoặc kể từ ngày nhận được thông báo từ chối trưng cầu giám định, người yêu cầu giám định có quyền tự mình yêu cầu giám định.

2. Người yêu cầu giám định có quyền:

a) Yêu cầu cá nhân, tổ chức thực hiện giám định tư pháp trả kết luận giám định đúng thời hạn đã thỏa thuận và theo nội dung đã yêu cầu;

b) Yêu cầu cá nhân, tổ chức đã thực hiện giám định tư pháp giải thích kết luận giám định;

c) Đề nghị Toà án triệu tập người giám định tư pháp đã thực hiện giám định tham gia phiên tòa để giải thích, trình bày về kết luận giám định;

d) Yêu cầu cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng trưng cầu giám định lại; yêu cầu giám định bổ sung theo quy định tại khoản 1 Điều 29 của Luật này.

3. Người yêu cầu giám định tư pháp có nghĩa vụ:

a) Cung cấp thông tin, tài liệu có liên quan đến đối tượng giám định theo yêu cầu của người giám định tư pháp và chịu trách nhiệm về tính chính xác của thông tin, tài liệu do mình cung cấp;

b) Nộp tạm ứng chi phí giám định tư pháp khi yêu cầu giám định; thanh toán kịp thời, đầy đủ chi phí giám định cho cá nhân, tổ chức thực hiện giám định khi nhận kết luận giám định.

4. Người yêu cầu giám định chỉ được thực hiện quyền tự yêu cầu giám định trước khi Tòa án ra quyết định đưa vụ án ra xét xử sơ thẩm.

Căn cứ quy định trên thì việc cơ quan chức năng trả lời bạn như vậy là có căn cứ, phù hợp với quy định của Luật giám định tư pháp.

 

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào