Thỏa thuận đền bù thiệt hại do tai nạn giao thông
1. Vụ việc tai nạn giao thông gây thiệt hại đến tài sản của người khác thì phải bồi thường theo quy định tại chương XXI Bộ luật dân sự. Theo đó, việc bồi thường phải dựa trên mức độ lỗi và thiệt hại thực tế xảy ra.
2. Nếu các bên không thỏa thuận được với nhau về mức bồi thường thì một trong hai bên có thể khởi kiện để yêu cầu Tòa án giải quyết theo pháp luật. Bên bị thiệt hại phải có nghĩa vụ xuất trình các tài liệu, chứng cứ để chứng minh thiệt hại thực tế của mình do bên có lỗi gây ra.
3. Nếu em bạn vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ, có lỗi gây thiệt hại đến tính mạng, sức khỏe, tài sản của người khác thuộc một trong các trường hợp sau đây thì bị xử lý theo quy định tại Điều 202 Bộ luật hình sự:
"Người điều khiển phương tiện giao thông đường bộ mà vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ nếu chỉ căn cứ vào thiệt hại xảy ra, thì gây thiệt hại cho tính mạng hoặc gây thiệt hại nghiêm trọng cho sức khoẻ, tài sản của người khác thuộc một trong các trường hợp sau đây phải chịu trách nhiệm hình sự theo khoản 1 Điều 202 Bộ luật hình sự:
a. Làm chết một người;
b. Gây tổn hại cho sức khoẻ của một đến hai người với tỷ lệ thương tật của mỗi người từ 31% trở lên;
c. Gây tổn hại cho sức khoẻ của nhiều người với tỷ lệ thương tật của mỗi người dưới 31%, nhưng tổng tỷ lệ thương tật của tất cả những người này từ 41% đến 100%;
d. Gây tổn hại cho sức khoẻ của một người với tỷ lệ thương tận từ 21% đến 30% và còn gây thiệt hại về tài sản có giá trị từ ba mươi triệu đồng đến dưới năm mươi triệu đồng;
đ. Gây tổn hại cho sức khoẻ của nhiều người, với tỷ lệ thương tật của mỗi người dưới 21%, nhưng tổng tỷ lệ thương tật của tất cả những người này từ 30% đến 40% và còn gây thiệt hại về tài sản có giá trị từ ba mươi triệu đồng đến dưới năm mươi triệu đồng;
e. Gây thiệt hại về tài sản có giá trị từ năm mươi triệu đồng đến dưới năm trăm triệu đồng.'
Thư Viện Pháp Luật