Gây tai nạn giao thông có bị truy cứu không?

Ngày 30/8/2012 bố em có đèo bạn đi công chuyện không may trên đường bố em gây tai nạn giao thông khiến người đi cùng bố em chết ngay tại chỗ. Gia đình em cũng đã giải quyết tình cảm với gia đình người bị nạn và gia đình người bị nạn đã viết đơn xin miễn truy cứu trách nhiệm hình sự cho bố em gửi công an. Phía bên công an cũng đã giải quyết ổn thỏa nhưng viện kiểm sát vẫn đòi truy tố. Vậy em muốn hỏi khi đã có đơn xin miễn truy cứu trách nhiệm hình sự của gia đình người bị nạn thì viện kiểm sát có quyền khởi tố hay không? 

Việc  gây tai nạn của bố bạn với người đi cùng thật đáng tiếc tuy nhiên theo quy định của pháp luật hình sự điều 202 thì tội danh  này không phải là " truy tố theo yêu cầu của bị hại" mà truy tố để bảo vệ các quan hệ xã hội  trong tình hình giao thông phức tạp hiện nay

"Điều 202. Tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ

Người nào điều khiển phương tiện giao thông đường bộ mà vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ gây thiệt hại cho tính mạng hoặc gây thiệt hại nghiêm trọng cho sức khoẻ, tài sản của người khác, thì bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến năm năm.
Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ ba năm đến mười năm:

a) Không có giấy phép hoặc bằng lái xe theo quy định;
b) Trong tình trạng có sử dụng rượu, bia mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá mức quy định hoặc có sử dụng các chất kích thích mạnh khác mà pháp luật cấm sử dụng;
c) Gây tai nạn rồi bỏ chạy để trốn tránh trách nhiệm hoặc cố ý không cứu giúp người bị nạn;
d) Không chấp hành hiệu lệnh của người đang làm nhiệm vụ điều khiển hoặc hướng dẫn giao thông;
đ) Gây hậu quả rất nghiêm trọng.

Phạm tội gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm.
Vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ mà có khả năng thực tế dẫn đến hậu quả đặc biệt nghiêm trọng nếu không được ngăn chặn kịp thời, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến một năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm.
Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm."                                                                                                                                                                          Như vậy  bố của bạn có thể bị truy tố theo khoản 1 của điều Luật vừa trích dẫn, theo quy định của pháp luật thì VKS vẫn có thể khởi tố nhưng xét toàn diện thì trường hợp này họ không nên khởi tố vì hành vi nguy hiểm cho xã hội không còn, lỗi (nếu có) là lỗi vô ý, gia đình nạn nhân có đơn miễn tố,,,, tất cả các  điều kiện như vậy họ có thể ra quyết định không khởi tố  vụ án!                                                                                                                                           

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào