Phòng vệ chính đáng khi quyền, lợi ích cá nhân bị xâm phạm

Vào ngày 26-4-2006, gia đình tôi đang tiến hành mở móng nhà mới thì ông T. đang say rượu, có hành vi đến quậy phá, chửi bới và đập đổ tường móng nhà tôi. Do đó, tôi đã yêu cầu ông phải chấm dứt ngay hành vi sai trái của mình. Thế nhưng, ông không dừng lại, cố tình cản trở việc xây dựng nhà của tôi. Vì vậy, tôi đã dùng tay đẩy ông T. ra khỏi khu vực nguy hiểm, nhằm phòng ngừa tai nạn lao động hoặc thiệt hại về tài sản có thể xảy ra, nhưng vì ông T. đang say rượu nên bị vấp té xuống đống cát. Thế nhưng, sang ngày hôm sau, anh của ông đã đến nhà tôi thách thức và đòi đập phá nhà của chúng tôi đang xây. Tiếp đó, vì biết tôi là thầy giáo, ông T. viết đơn tố cáo gửi nhiều nơi, nhằm vu khống, hạ thấp uy tín danh dự của tôi. Vậy tôi xin hỏi, việc làm của ông T. có phù hợp với pháp luật không? Tôi có quyền cản trở, ngăn chặn hành vi trái pháp luật của ông T. hay không?

Theo quy định tại Điều 259 Bộ luật Dân sự, khi thực hiện quyền sở hữu, chủ sở hữu có quyền yêu cầu người có hành vi cản trở trái pháp luật chấm dứt hành vi đó; nếu không có sự chấm dứt tự nguyện thì có quyền yêu cầu tòa án, cơ quan, tổ chức có thẩm quyền khác buộc người đó chấm dứt hành vi. Đồng thời, theo quy định của pháp luật, mọi công dân có nghĩa vụ tích cực tham gia đấu tranh phòng ngừa và chống tội phạm, hành vi trái pháp luật có thể xảy ra.

Trường hợp vì bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng của mình hoặc của người khác, mà ông đã chống trả lại một cách cần thiết người đang có hành vi xâm phạm các lợi ích nói trên, thì được xem là phòng vệ chính đáng.

Trường hợp ông chứng minh được, người nào đã có hành vi hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản của gia đình ông, gây thiệt hại từ 500.000 đồng trở lên hoặc dưới 500.000 đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản, theo quy định tại Điều 143 Bộ luật Hình sự.

Ngoài ra, nếu ông chứng minh được, người nào đã có hành vi cố ý bịa đặt, loan truyền những điều biết rõ là bịa đặt nhằm xúc phạm danh dự hoặc gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của ông và tố cáo ông trước cơ quan có thẩm quyền, thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội vu khống, theo quy định tại Điều 122 Bộ luật Hình sự. Do đó, nếu xét thấy ông T. có dấu hiệu phạm tội, ông có quyền làm đơn gửi cơ quan điều tra để được xác minh, làm rõ.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Phòng vệ chính đáng

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào