Tiêu chuẩn để làm giáo viên thỉnh giảng
Theo Khoản 1 Điều 2 Thông tư số: 44/2011/TT-BGDĐT của Bộ GD&ĐT ban hành quy định về chế độ thỉnh giảng trong các cơ sở giáo dục hướng dẫn:
“Thỉnh giảng là việc cơ sở giáo dục mời nhà giáo hoặc người có đủ tiêu chuẩn của nhà giáo được quy định tại Điều 5 Thông tư này đến để giảng dạy các môn học, học phần được quy định trong chương trình giáo dục mầm non, phổ thông, thường xuyên, trung cấp chuyên nghiệp và đại học; Giảng dạy các chuyên đề; Hướng dẫn, tham gia chấm, hội đồng chấm đồ án, khó luận tốt nghiệp; hướng dẫn, tham gia hội đồng đánh giá luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ; Hướng dẫn thí nghiệm, thực hành, thực tập theo các chương trình giáo dục; Tham gia xây dụng và phát triển chương trình đào tạo, biên soạn giáo trình, tài liệu giảng dạy, sách tham khảo.
Tại Khoản 1 Điều 5 Thông tư trên hướng dẫn tiêu chuẩn của nhà giáo thỉnh giảng như sau: “Đối với việc giảng dạy các môn học, các chuyên đề được quy định trong chương trình giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục trung cấp chuyên nghiệp, giáo dục đại học và giáo dục thường xuyên để lấy văn bằng của hệ thống giáo dục quốc dân, nhà giáo thỉnh giảng phải đảm bảo các tiêu chuẩn quy định tại Khoản 2 Điều 70 Luật Giáo dục; giáo viên thỉnh giảng là giáo viên trong biên chế, giáo viên cơ hữu của cơ sở giáo dục mầm non hoặc cơ sở giáo dục phổ thông thì phải đạt chuẩn nghề nghiệp giáo viên của cấp học mà nhà giáo đó thỉnh giảng”.
Căn cứ các hướng dẫn nêu trên, một trong những tiêu chuẩn của giáo viên thỉnh giảng phải là giáo viên trong biên chế. Như vậy theo thư bạn viết thì giáo viên trong diện hợp đồng vẫn chưa đủ tiêu chuẩn để tham gia hoạt động thỉnh giảng khi có lời mời từ các cơ sở giáo dục khác.
Thư Viện Pháp Luật