Có quyền khiếu nại kỷ luật
Tiết 5.2.1, Điểm 5.2, Khoản 5, Điều 32 trong Hướng dẫn thực hiện các quy định về công tác kiểm tra, giám sát và kỷ luật của Đảng trong Chương VII và Chương VIII, Điều lệ Đảng (khóa XI) ban hành kèm theo Quyết định số 46-QĐ/TW ngày 1/11/2011 của Ban Chấp hành Trung ương quy định:
“Đảng viên bị kỷ luật không đồng ý với quyết định kỷ luật hoặc quyết định giải quyết khiếu nại kỷ luật được khiếu nại lên tổ chức đảng cấp trên cho đến Bộ Chính trị hoặc Ban Chấp hành Trung ương. Thời hạn khiếu nại trong vòng 30 ngày làm việc, tính từ ngày đảng viên vi phạm được tổ chức đảng có thẩm quyền công bố quyết định kỷ luật hoặc quyết định giải quyết khiếu nại kỷ luật (căn cứ biên bản công bố) đến ngày đảng viên bị kỷ luật gửi đơn khiếu nại trực tiếp hoặc theo dấu bưu điện”.
- Điểm 6.3, Khoản 6, Điều 39 trong Hướng dẫn thực hiện các quy định về công tác kiểm tra, giám sát và kỷ luật của Đảng nêu trên quy định:
“Việc công bố quyết định kỷ luật hoặc quyết định giải quyết khiếu nại kỷ luật phải có đại diện tổ chức đảng ra quyết định (hoặc được ủy quyền công bố quyết định), đại diện tổ chức đảng quản lý đảng viên bị kỷ luật, đại diện tổ chức đảng bị kỷ luật, đảng viên bị kỷ luật và lập biên bản lưu hồ sơ. Trường hợp đảng viên bị kỷ luật từ chối nghe công bố hoặc không nhận quyết định kỷ luật thì ghi vào biên bản, quyết định kỷ luật vẫn được công bố và có hiệu lực thi hành ngay”.
Như vậy, theo các quy định trên, trường hợp câu hỏi nêu, đảng viên A vẫn có quyền khiếu nại kỷ luật và tổ chức đảng có thẩm quyền phải tiến hành giải quyết khiếu nại cho đảng viên A theo quy định của Điều lệ Đảng và các quy định của Đảng.
Thư Viện Pháp Luật