Góp vốn kinh doanh
- Trước hết bạn (và bạn ấy) cần định giá tài sản mà bạn đang có tại cửa hàng như máy móc, đồ đạc, tiền khách còn nợ sẽ phải thu (nếu không thu được thì bạn phải chịu trách nhiệm), tiền thuê cửa hàng còn bao nhiêu tháng nữa (nếu cửa hàng phải đi thuê)...Đây sẽ là khoản tiền vốn của bạn.
Nếu bạn của bạn cũng đồng ý với số tài sản hiện có của bạn tương đương số tiền như vậy, thì bạn ấy sẽ góp số tiền bằng với số tiền định giá trên và hai bạn sẽ trở thành người làm ăn chung với tỷ lệ góp vốn 50/50.
Nếu bạn ấy góp ít hơn thì sẽ ăn chia lợi nhuận và chịu trách nhiệm thì tỷ lệ tương ứng.
Sau đó hai bạn lập một hợp đồng góp vốn làm ăn với nhau, trong đó quy định rõ trách nhiệm, quyền lợi của mỗi bên
- Nếu đã góp vốn làm ăn chung mà 2 người cùng làm thì không trả lương cho nhau nữa. Nếu bạn không làm và chỉ mình bạn ấy làm thì trả lương cho bạn ấy như là thuê người làm.
Hàng tháng sau khi lấy doanh thu trừ đi các khoản chi phí thì lợi nhuận sẽ chia cho 2 người chủ theo tỷ lệ góp vốn tương ứng.
- Do các bạn cũng phải nộp thuế nên chắc chắn cơ quan thuế cũng yêu cầu các bạn phải có sổ sách ghi chép. Tôi là luật sư, không phải kế toán nhưng tôi nghĩ để đơn giản thì cũng cần một quyển sổ ghi chép thu chi. Khi mua cái gì thì phải có hóa đơn, khi chi cái gì phải có sự đồng ý của cả 2 người. Khi bán hàng hay cung cấp dịch vụ sửa chữa cho khách hàng thì ít nhất phải có phiếu thu tiền hoặc ghi vào sổ phần thu. Tất cả các khoản thu chi đều phải được ghi trong sổ để theo dõi.
Cuối tháng tổng kết lại xem lỗ lãi thế nào, nộp thuế bao nhiêu, còn lại bao nhiêu sẽ chia cho 2 người theo tỷ lệ góp vốn hoặc nếu không chia hoặc chỉ chia một phần, phần còn lại để nhập hàng mới...
Thư Viện Pháp Luật