Làm gì khi bị đánh?

Xin gửi các luật sư và mong nhận được tư vấn chân thành nhấ của câc luật sư và các bạn đọc. Tôi hiện đang là kỹ sư xây dựng. Làm việc tại lào cai. Vào ngày 07/06 khoảng 23h trong lúc đang ngủ tôi được Đức Anh đánh thức với lí do nhờ tí việc, sau khi mới bước chân sang phòng của Đ.Anh thì tôi bât ngờ bị Đ.Anh dùng tay đấm thẳng vào mặt gây choáng,chảy máu mũi, máu miệng. sau đó tôi phải điều trị tại BV tỉnh 05 ngày và được chuẩn đoán là bị vỡ thành trên của xoang hàm,chưa hết ngày 03/07 tôi đi khám lại thì bác sỹ còn cho biết tôi bị sập xương hàm mặt phía dưới mắt nếu phát hiện sớm hơn đã phải mổ. Bản thân tôi khẳng định trước đó chưa bao giờ có bất kỳ một mâu thuẫn nào với ai và tất nhiên kể cả Đ.Anh . Tuy nhiên tôi cũng nói thêm trước khi tôi bị đánh không lâu Đ.Anh đã đánh 02 người khác bị thương nữa. Vụ việc đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến thu nhập cũng như tinh thần của tôi. Vậy kính mong nhận được tư vấn từ các luật sư và bạn đọc. Chân thành cảm ơn. Daocaodung@gmail.com

Trước hết sự việc xảy ra do Đ.Anh nên trường hợp này Đ.Anh sẽ có nguy cơ phải đối diện với hai trách nhiệm dân sự và trách nhiệm hình sự.

Về trách nhiệm dân sự là việc bồi thường cho bạn với trường hợp sức khỏe bị xâm hại theo quy định tại Điều 609 Bộ luật Dân sự năm 2005 theo đó Đ. Anh sẽ phải bồi thường cho bạn theo các nội dung sau:

Điều 609. Thiệt hại do sức khoẻ bị xâm phạm

1. Thiệt hại do sức khoẻ bị xâm phạm bao gồm:

a) Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khoẻ và chức năng bị mất, bị giảm sút của người bị thiệt hại;

b) Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại; nếu thu nhập thực tế của người bị thiệt hại không ổn định và không thể xác định được thì áp dụng mức thu nhập trung bình của lao động cùng loại;

c) Chi phí hợp lý và phần thu nhập thực tế bị mất của người chăm sóc người bị thiệt hại trong thời gian điều trị; nếu người bị thiệt hại mất khả năng lao động và cần có người thường xuyên chăm sóc thì thiệt hại bao gồm cả chi phí hợp lý cho việc chăm sóc người bị thiệt hại.

2. Người xâm phạm sức khoẻ của người khác phải bồi thường thiệt hại theo quy định tại khoản 1 Điều này và một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần mà người đó gánh chịu. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thoả thuận; nếu không thoả thuận được thì mức tối đa không quá ba mươi tháng lương tối thiểu do Nhà nước quy định.

Trường hợp Đ.Anh không tự nguyện bồi thường cho bạn, không thỏa thuận việc bồi thường với bạn thì bạn có quyền khởi kiện Đ.Anh theo thủ tục xét xử vụ án dân sự về yêu cầu bồi thường thiệt hại do sức khỏe bị xâm hại  (nếu Đ. Anh không bị truy cứu trách nhiệm hình sự)

Trường hợp bị truy cứu trách nhiệm hình sự sẽ đặt ra nếu kết luận giám định y khoa khẳng định bạn bị thương tích từ 11% trở lên khi đó Đ.Anh có nguy cơ bị xét xử theo trình tự thủ tục của vụ án hình sự về " Tội cố ý gây thương tích" theo quy định tại Điều 104, Bộ Luật Hình sự.

Điều 104. Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác

1. Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm:

a) Dùng hung khí nguy hiểm hoặc dùng thủ đoạn gây nguy hại cho nhiều người;

b) Gây cố tật nhẹ cho nạn nhân;

c) Phạm tội nhiều lần đối với cùng một người hoặc đối với nhiều người;

d) Đối với trẻ em, phụ nữ đang có thai, người già yếu, ốm đau hoặc người khác không có khả năng tự vệ;

đ) Đối với ông, bà, cha, mẹ, người nuôi dưỡng, thầy giáo, cô giáo của mình;

e) Có tổ chức;

g) Trong thời gian đang bị tạm giữ, tạm giam hoặc đang bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục;

h) Thuê gây thương tích hoặc gây thương tích thuê;

i) Có tính chất côn đồ hoặc tái phạm nguy hiểm;

k) Để cản trở người thi hành công vụ hoặc vì  lý do công vụ của nạn nhân.

2. Phạm tội gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 31% đến 60% hoặc từ 11% đến 30%, nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm.

3. Phạm tội gây thương tích, gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật  từ  61% trở lên hoặc dẫn đến chết người hoặc từ 31% đến 60%, nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này, thì bị phạt tù từ năm năm đến mười lăm năm.

 4. Phạm tội dẫn đến chết nhiều người hoặc trong trường hợp đặc biệt nghiêm trọng khác, thì bị phạt tù từ mười năm đến hai mươi năm hoặc tù chung thân.

Đối với trường hợp Đ. Anh bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội danh này thì bạn sẽ tham gia vụ án hình sự với tư cách là người bị hại để đưa ra các yêu cầu về bồi thường thiệt hại khi sức khỏe bị xâm hại theo quy định của chung.

 

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào