Thủ tục công nhận cán bộ tiền khởi nghĩa như thế nào

Ông nội tôi (quê Bắc Giang) tham gia cách mạng từ tháng 3-1945 đến tháng 12-1953, vào Đảng năm 1947. Trong thời gian công tác có đảm nhận một số cương vị lãnh đạo xã. Có 4 đảng viên cùng thời của ông xác nhận điều này. Vậy ông tôi có được hưởng chế độ cán bộ tiền khởi nghĩa không, nếu có thì làm hồ sơ ở đâu?

Điều 10 Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng quy định: “Người hoạt động cách mạng từ ngày 1-1-1945 đến ngày khởi nghĩa tháng 8-1945 là người được cơ quan, tổ chức có thẩm quyền công nhận đứng đầu một tổ chức quần chúng cách mạng cấp xã hoặc thoát ly hoạt động cách mạng kể từ ngày 1-1-1945 đến ngày khởi nghĩa tháng 8-1945”.


Nghị định số 31/2013 của Chính phủ hướng dẫn Pháp lệnh này quy định, để xác nhận người hoạt động cách mạng từ ngày 1-1-1945 đến ngày khởi nghĩa tháng 8-1945 thì căn cứ một trong các giấy tờ: lý lịch của cán bộ, đảng viên khai từ năm 1969 trở về trước do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền quản lý; lý lịch đảng viên khai năm 1975, 1976 theo Thông tư số 297 ngày 20-4-1974 của Ban Bí thư Trung ương Đảng (khóa III) đối với người hoạt động cách mạng được kết nạp Đảng sau năm 1969 và người hoạt động liên tục ở các chiến trường B, C, K từ năm 1954 đến ngày 30-4-1975; hồ sơ của người đã được khen thưởng Huân chương Hồ Chí Minh, Huân chương Độc lập; hồ sơ liệt sĩ; lịch sử đảng bộ từ cấp xã trở lên, được các cơ quan đảng có thẩm quyền thẩm định và đã xuất bản; hồ sơ, tài liệu đang lưu giữ tại cơ quan lưu trữ của Đảng, Nhà nước, Bảo tàng lịch sử của Trung ương và địa phương từ cấp huyện trở lên.


Bà có thể đối chiếu hồ sơ của ông nội mình với các quy định tại văn bản nêu trên để xem có đủ điều kiện giải quyết chế độ không. Mặt khác, bà nên liên hệ với Ban Tổ chức Tỉnh ủy Bắc Giang để được trả lời theo thẩm quyền.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Cán bộ

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào