Các trường hợp giám định lại thương tật

Tôi đang hưởng chế độ trợ cấp thương tật; thời gian gần đây vết thương ở chân tái phát, tôi muốn đi giám định lại thương tật được không?

Theo Nghị định số 31, việc giám định lại thương tật được quy định như sau:


1. Người bị thương được kết luận thương tật tạm thời thì sau ba năm được giám định để xác định tỷ lệ thương tật vĩnh viễn.


2. Người bị thương đã giám định thương tật mà bị thương tiếp thì được giám định bổ sung và tổng hợp tỷ lệ suy giảm khả năng lao động để hưởng chế độ ưu đãi.


3. Người bị thương đã giám định thương tật nhưng còn sót vết thương chưa giám định thì được giám định bổ sung và tổng hợp tỷ lệ suy giảm khả năng lao động để hưởng chế độ ưu đãi.


4. Thương binh đã giám định có vết thương sau đây tái phát thì được giám định lại:


a) Vết thương sọ não bị khuyết xương sọ hoặc còn mảnh kim khí trong sọ gây biến chứng dẫn đến rối loạn tâm thần hoặc liệt;


b) Vết thương thấu phổi gây biến chứng dày dính màng phổi hoặc xẹp phổi dẫn đến phải cắt phổi hoặc thùy phổi;


c) Vết thương ở tim dẫn đến phải phẫu thuật;


d) Vết thương ổ bụng: dạ dày hoặc ruột gây biến chứng ở dạ dày hoặc dính tắc ruột phải phẫu thuật;


đ) Vết thương ở gan; mật, lách; tụy hoặc thận gây biến chứng phải phẫu thuật;


e) Vết thương ở cột sống biến chứng gây liệt hoặc rối loạn cơ tròn đại tiểu tiện không tự chủ;


g) Các vết thương ở tay hoặc ở chân tái phát phải phẫu thuật cắt đoạn chi;


h) Vết thương ở mắt tái phát dẫn đến mù mắt; vết thương ở tai gây mất hoàn toàn sức nghe hai tai.


Không giám định lại với trường hợp thương binh đã được giám định do vết thương cũ tái phát; thương binh loại B.


Đối chiếu quy định trên, trường hợp của ông cần đến cơ sở y tế để được điều trị chứ chưa đặt vấn đề giám định lại thương tật được.

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào