Nghỉ phép năm của người lao động
Tại Điều 111, Bộ luật lao động năm 2012 có quy định : Người lao động có đủ 12 tháng làm việc cho một người sử dụng lao động thì được nghỉ hằng năm, hưởng nguyên lương theo hợp đồng lao động như sau: 12 ngày làm việc đối với người làm công việc trong điều kiện bình thường; 14 ngày làm việc đối với người làm công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc người làm việc ở những nơi có có điều kiện sinh sống khắc nghiệt theo danh mục do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì phối hợp với Bộ Y tế ban hành hoặc lao động chưa thành niên hoặc lao động là người khuyết tật;16 ngày làm việc đối với người làm công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc người làm việc ở những nơi có điều kiện sinh sống đặc biệt khắc nghiệt theo danh mục do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì phối hợp với Bộ Y tế ban hành.”
Người sử dụng lao động có quyền quy định lịch nghỉ hằng năm sau khi tham khảo ý kiến của người lao động và phải thông báo trước cho người lao động. Đối với người lao động có thể thỏa thuận với người sử dụng lao động để nghỉ hằng năm thành nhiều lần hoặc nghỉ gộp tối đa 03 năm một lần.
Điều 112,BLLĐ,ngày nghỉ hằng năm tăng thêm theo thâm niên làm việc:Cứ 05 năm làm việc cho một người sử dụng lao động thì số ngày nghỉ hằng năm của người lao động theo quy định tại khoản 1 Điều 111 của Bộ luật này được tăng thêm tương ứng 01 ngày”
Việc công ty bắt buộc nghỉ 1 ngày phải viết đơn xin nghỉ trước 2 ngày là chưa đúng, mà phải trên cơ sở hai bên thỏa thuận, trừ trường hợp người lao động xin nghỉ vì lý do bất khả kháng, không thể xin phép trước được.
Về tăng ca làm thêm giờ, phải thực hiện theo đúng quy định tạiĐiều 106 BLLĐ 2012, trong đó phải được sự đồng ý của người lao động.
Việc không quét thẻ nhân viên được cũng trừ lương, còn lương của công nhân thì không rõ ràng ...là không đúng quy định của Bộ luật lao động.
Thư Viện Pháp Luật