Hồ sơ xin trợ cấp xã hội cho NKT như thế nào?
Về vấn đề hồ sơ, giấy tờ để xin xét duyệt trợ cấp được quy định tại Nghị định 28/2012/NĐ-CP; Nghị định 136/2013/NĐ-CP;Thông tư 26/2012/TT-BLĐTBXH; Thông tư liên tịch số 37/2012/TTLT-BLĐTBXH-BYT-BTC-BGDĐT; TTLT 29/2014/TTLT-BLĐTBXH-BTC
Hồ sơ xin trợ cấp xã hội gồm những tài liệu sau:
- Đơn đề nghị hưởng trợ cấp xã hội (theo mẫu quy định) của Người khuyết tật có xác nhận của Trưởng thôn, ấp, tổ dân phố và UBND cấp xã nơi Người khuyết tật cư trú;
- Biên bản của Hội đồng giám định mức độ khuyêt tật xét duyệt cấp xã/phường; Sơ yếu lý lịch của Người khuyết tật hưởng trợ cấp, có xác nhận của UBND cấp xã;
- Văn bản xác nhận của cơ quan y tế có thẩm quyền về tình trạng khuyết tật (nếu đã có kết quả giám định tỷ lệ thương tật trước đây)
- Bản sao có chứng thực các giấy tờ khác như: Hộ khẩu gia đình, chứng minh nhân dân…
Tiến trình giải quyết hồ sơ:
· Bước 1: Sau khi chuẩn bị đầy đủ hồ sơ, gia đình sẽ nộp tại UBND xã/phường và được cán bộ UBND tiếp nhận, hồ sơ của gia đình sẽ được thực hiện tiến trình kiểm tra, đánh giá, xác minh (giai đoạn thẩm tra hồ sơ).
· Bước 2: Nếu không có khiếu nại, sau khi hết thời gian niêm yết, UBND cấp xã sẽ chuyển toàn bộ giấy tờ hồ sơ kèm danh sách đề nghị đến Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả UBND cấp huyện/quận công nhận, xem xét hồ sơ.
· Bước 3: UBND cấp huyện/quận sẽ kiểm tra tính hợp pháp, giấy tờ và quá trình xác minh hồ sơ của UBND xã/phường và ra quyết định trợ cấp cho NKT nếu hồ sơ hợp lệ.
· Bước 4: Sau khi có Quyết định của UBND cấp huyện/quận, UBND cấp xã có trách nhiệm thông báo cho thân nhân NKT hoặc NKT được hưởng trợ cấp đến UBND cấp xã để nhận quyết định trợ cấp theo quy định.
èTheo tiến trình trên thì phòng TB-LĐ-XH cấp huyện/quận sẽ là cấp cuối cùng xét duyệt và ra quyết định công nhận và trợ cấp, nhưng toàn bộ quá trình thẩm đinh hồ sơ lại thuộc chức năng của UBND cấp xã/phường là nơi mà NKT sẽ nộp hồ sơ.
Thư Viện Pháp Luật