Chứng minh tài sản của gia đình mua là hợp pháp

Năm 2007 tôi có mua 01 mảnh đất của 1 ông Long mà thửa đất đấy đã được UBND huyện cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng. Tôi chỉ là người đi mua mà không biết nguồn gốc của thừa đất ấy là như thế nào. Khi tôi chuẩn bị xây dựng nhà cửa thì mới gặp trục trặc rằng diện tích đất mà tôi mua ấy được UBND huyện cấp nhưng không có văn bản hay ý kiến gì của cha mẹ ông Long cho bằng văn bản chuyển nhượng hay cho tặng và bố ông Long đã có đơn kiện về việc diện tích đất ấy chưa cho ông Long. Ông Long khai đa được bố (Cụ Trơn) bán cho và trả bố với mức tiền là 3 triệu đồng. Đến nay cả bố và mẹ ông Long đều đã mất mà không để lại di chúc gì của phần diện tích đất mà gia đình tôi đã mua và các con (là anh em của ông Long) đã có đơn kiện về phân chia số tài sản là mảnh đất mà tôi đã mua đó. (Con cụ Trơn có 05 người con tất cả) Vậy tôi muốn hỏi diện tích đất mà tôi đã mua ấy có sai không và nếu sai tôi căn cứ vào điểm nào để có thể chứng minh được tài sản ấy của gia đình tôi mua là hợp pháp. Xin cảm ơn!

 1. Theo thông tin bạn nêu thì việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất giữa bạn với ông Long đã hoàn tất và bạn đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với thửa đất đó. Do vậy pháp luật sẽ bảo vệ quyền lợi hợp pháp của bạn. Trường hợp xấu nhất hợp đồng bị hủy bỏ, bạn phải trả lại đất theo quy định tại Điều 137 BLDS thì ông Long phải bồi thường toàn bộ thiệt hại đã gây ra cho bạn.

2. Nếu trong quá trình giải quyết vụ án tranh chấp về thừa kế mà tòa án xác định di sản thừa kế không còn, tài sản đã được chuyển dịch cho ông Long một cách hợp pháp thì hợp đồng giưa bạn với ông Long được bảo toàn. Nếu GCN QSD đất của ông Long bị xác định là được cấp sai, trái pháp luật thì mới có thể ảnh hưởng tới hợp đồng của bạn. Tòa án chỉ thụ lý, giải quyết vụ án tranh chấp về thừa kế nếu bố mẹ ông Long chết chưa quá 10 năm (còn thời hiệu khởi kiện về thừa kế).

3. Với giao dịch trên thì bạn là người thứ ba ngay tình, có được tài sản thông qua một giao dịch hợp pháp. Vì vậy, bạn sẽ được pháp luật bảo vệ căn cứ vào các quy định sau đây của Bộ luật dân sự năm 2005:

"Điều  258. Quyền đòi lại động sản phải đăng ký quyền sở hữu hoặc bất động sản từ người chiếm hữu ngay tình

Chủ sở hữu được đòi lại động sản phải đăng ký quyền sở hữu và bất động sản, trừ trường hợp người thứ ba chiếm hữu ngay tình nhận được tài sản này thông qua bán đấu giá hoặc giao dịch với người mà theo bản án, quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền là chủ sở hữu tài sản nhưng sau đó người này không phải là chủ sở hữu tài sản do bản án, quyết định bị huỷ, sửa. ".

Bạn có thể viện dẫn các quy định pháp luật trên để bảo vệ quyền lợi của mình trong giao dịch đó.

 

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào