Quyền sử dụng đất ở
Theo quy định chung thì thời hiệu khởi kiện về thừa kế là 10 năm kể từ ngày người có di sản mất nên đến thời điểm hiện nay thời hiệu khởi kiện đã hết (trừ trường hợp thời hiệu được khôi phục theo quy định pháp luật). Trong trường hợp này, tranh chấp do các bên tự giải quyết.
Về việc mượn nhà: Như bạn nêu thì việc cho mượn cách đây chưa lâu (năm 2008) nên việc chứng minh căn nhà của ai có lẽ là không khó. Ngoài ra, gia đình bạn được cấp sổ đỏ nên pháp luật thừa nhận quyền sở hữu của gia đình rồi. Như vậy, gia đình bạn là chủ sở hữu của tài sản thì có toàn quyền đối với tài sản này. Theo đó gia đình bạn có quyền bảo vệ quyền sở hữu theo Điều 169, Điều 255 và Chương XV Bảo vệ quyền sở hữu trong Bộ luật dân sự cũng như các quy định pháp luật khác có liên quan. Điều 169 và Điều 255 được đính kèm theo dưới đây để bạn tiện tham khảo.
Điều 169. Bảo vệ quyền sở hữu
1. Quyền sở hữu của cá nhân, pháp nhân và chủ thể khác được pháp luật công nhận và bảo vệ.
2. Không ai có thể bị hạn chế, bị tước đoạt trái pháp luật quyền sở hữu đối với tài sản của mình.
Chủ sở hữu có quyền tự bảo vệ, ngăn cản bất kỳ người nào có hành vi xâm phạm quyền sở hữu của mình, truy tìm, đòi lại tài sản bị người khác chiếm hữu, sử dụng, định đoạt không có căn cứ pháp luật.
3. Trong trường hợp thật cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh và vì lợi ích quốc gia, Nhà nước trưng mua hoặc trưng dụng có bồi thường tài sản của cá nhân, pháp nhân hoặc của chủ thể khác theo quy định của pháp luật.
Điều 255. Các biện pháp bảo vệ quyền sở hữu
Chủ sở hữu, người chiếm hữu hợp pháp có quyền yêu cầu Toà án, cơ quan, tổ chức có thẩm quyền khác buộc người có hành vi xâm phạm quyền sở hữu, quyền chiếm hữu phải trả lại tài sản, chấm dứt hành vi cản trở trái pháp luật việc thực hiện quyền sở hữu, quyền chiếm hữu và yêu cầu bồi thường thiệt hại.
Chủ sở hữu, người chiếm hữu hợp pháp có quyền tự bảo vệ tài sản thuộc sở hữu của mình, tài sản đang chiếm hữu hợp pháp bằng những biện pháp theo quy định của pháp luật.
Thư Viện Pháp Luật