Nộp thuế với việc bán gạo khi bị khuyết tật bẩm sinh
Đối với vấn đề của chị, do chị không thành lập doanh nghiệp nhưng lại có hoạt động kinh doanh. Như vậy trường hợp của chị sẽ thuộc đối tượng cá nhân kinh doanh.
Về thuế thu nhập cá nhân:
Căn cứ Điều 2 Luật số 71/2014/QH13 sửa đổi, bổ sung một số điều của các luật về thuế, thu nhập từ kinh doanh là một trong đối tượng chịu thuế. Tuy vậy, “Thu nhập từ kinh doanh quy định tại khoản này không bao gồm thu nhập của cá nhân kinh doanh có doanh thu từ 100 triệu đồng/năm trở xuống”. Theo đó, trường hợp doanh thu của bạn dưới ngưỡng doanh thu chịu thuế, bạn sẽ không phải nộp
Trường hợp thu nhập của bạn trên 100 triệu, bạn sẽ tiến hành nộp thuế thu nhập cá nhân theo quy định của pháp luật.
Về thuế giá trị gia tăng:
Khoản 1 Điều 1 Thông tư 26/2015/TT-BTC quy định về đối tượng không chịu thuế giá trị gia tăng: “Sản phẩm trồng trọt (bao gồm cả sản phẩm rừng trồng), chăn nuôi, thủy sản, hải sản nuôi trồng, đánh bắt chưa chế biến thành các sản phẩm khác hoặc chỉ qua sơ chế thông thường của tổ chức, cá nhân tự sản xuất, đánh bắt bán ra và ở khâu nhập khẩu. Các sản phẩm mới qua sơ chế thông thường là sản phẩm mới được làm sạch, phơi, sấy khô, bóc vỏ, xay, xay bỏ vỏ, xát bỏ vỏ, tách hạt, tách cọng, cắt, ướp muối, bảo quản lạnh (ướp lạnh, đông lạnh), bảo quản bằng khí sunfuro, bảo quản theo phương thức cho hóa chất để tránh thối rữa, ngâm trong dung dịch lưu huỳnh hoặc ngâm trong dung dịch bảo quản khác và các hình thức bảo quản thông thường khác. Như vậy, nếu gạo là sản phẩm từ thóc do gia đình bạn trồng trọt, chỉ sơ chế và bán cho trường học thì bạn không phải chịu thuế giá trị gia tăng với sản phẩm này.
Thư Viện Pháp Luật