Ghi âm cuộc nói chuyện

Em xin hỏi Luật sư 1 câu này a: Cơ quan e có tổ chức 1 cuộc họp với 1 tổ chức, nhưng khi đến họp họ tỏ thái độ không hợp tác và trong cuộc họp đã bí mật ghi âm cuộc nói chuyện đó phát tán lên mạng. Xin hỏi việc làm đó của tổ chức đó có vi phạm pháp luật không? quy định tại Điều mấy của Luật nào a? Và nếu vi phạm thì hình thức xử lý đối với hành vi này là như thế nào? Em xin chân thành cám ơn.

Nếu việc ghi âm không nhằm mục đích tố cáo tới các cơ quan có thẩm quyền mà công bố chuyện đời sống riêng tư của người khác thì đó là hành vi trái với quy định của pháp luật.

Điều 38 của Bộ luật dân sự quy định:

1. Quyền bí mật đời tư của cá nhân được tôn trọng và được pháp luật bảo vệ.

2. Việc thu thập, công bố thông tin, tư liệu về đời tư của cá nhân phải được người đó đồng ý; trong trường hợp người đó đã chết, mất năng lực hành vi dân sự, chưa đủ mười lăm tuổi thì phải được cha, mẹ, vợ, chồng, con đã thành niên hoặc người đại diện của người đó đồng ý, trừ trường hợp thu thập, công bố thông tin, tư liệu theo quyết định của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền”

Bộ luật Dân sự cũng quy định về việc bồi thường những thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm

Về trách nhiệm dân sự khi xâm phạm đời tư của người khác được quy định tại Điều 611 của Bộ luật dân sự:

“Điều 611. Thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm

1. Thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân bị xâm phạm, thiệt hại do danh dự, uy tín của pháp nhân, chủ thể khác bị xâm phạm…

a) Chi phí hợp lý để hạn chế, khắc phục thiệt hại;

b) Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút.

Người có hành vi vi phạm phải có trách nhiệm bồi thường thiệt hại do hành vi của mình gây ra và phải xin lỗi, cải chính công khai:

 

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào