Biết rõ quan hệ hôn nhân cha mẹ trẻ em
Theo quy định tại đoạn 3 khoản 1 Điều 15 Nghị định số 158/2005/NĐ-CP: “Trong trường hợp cán bộ tư pháp – hộ tịch biết rõ về quan hệ hôn nhân của cha mẹ trẻ em, thì không bắt buộc phải xuất trình Giấy chứng nhận kết hôn” là một quy định mới, có tính chất là quy phạm tùy nghi, nhằm tạo điều kiện để cơ quan đăng ký hộ tịch có thể vận dụng giải quyết nhanh chóng việc đăng ký khai sinh cho trẻ em trong trường hợp biết rõ về quan hệ hôn nhân của cha mẹ trẻ. Tuy nhiên, vấn đề cần xem xét trong tình huống là cán bộ tư pháp – hộ tịch có được vận dụng quy định này để đăng ký khai sinh theo thủ tục thông thường cho con của anh Tình và chị Duyên hay không? Quy định chung về thủ tục đăng ký khai sinh phải xuất trình Giấy chứng nhận kết hôn làm căn cứ để xác định các tin về cha, mẹ trẻ, tư đó ghi các thông tin cần thiết vào phần khai về người cha và phần khai về người mẹ trong Giấy khai sinh của trẻ. Tuy nhiên, theo tinh thần cải cách thủ tục hành chính, đồng thời xuất phát từ thực tế là các cán bộ tư pháp – hộ tịch ở cơ sở, nhất là ở khu vữ nông thôn có thể nắm vững nhân thân của dân cư trên địa bàn nên pháp luật cho phép trong trường hợp biết rõ về tình trạng hôn nhân của cha, mẹ thì không cần xuất trình Giấy chứng nhận kết hôn khi khai sinh cho trẻ. Điều kiện cần thiết để có thể vận dụng quy định này là người có trách nhiệm đăng ký kết hôn phải biết rõ và khẳng định chắc chắn về quan hệ hôn nhân hợp pháp của cha mẹ trẻ. Trong trường hợp này, mặc dù anh Tình và chị Duyên trên thực tế vẫn chung sống với nhau nhưng về mặt pháp lý, quan hệ hôn nhân hợp pháp giữa họ đã chấm dứt từ năm 2004 bằng việc ly hôn tại Tòa án. Muốn được công nhận quan hệ hôn nhân lại theo quy định tại Điều 11 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000: “Vợ chồng đã ly hôn muốn kết hôn lại, giữa anh Tình và chị Duyên mới tồn tại quan hệ hôn nhân hợp pháp. Trong tình huống này, cán bộ tư pháp – hộ tịch biết rõ về tình trạng hôn nhân của anh Tình và chị Duyên và cần khẳng định: Vào thời điểm anh Tình đến đăng ký khai sinh cho con thì giữa anh Tình và chị Duyên không tồn tạo quan hệ hôn nhân hợp pháp. Như vậy, tình trạng hôn nhân của anh Tình và chị Duyên không thỏa mãn điều kiện để áp dụng quy định cho phép miễn xuất trình Giấy chứng nhận kết hôn, và con của chị Duyên sinh ra không đương nhiên được xác định là con chung của anh Tình và chị Duyên. Do vậy, cán bộ tư pháp – hộ tịch cần giải quyết như sau: Phân tích để anh Tình hiểu được những bất lợi của việc sống chung không đăng ký kết hôn, vận động anh Tình và chị Duyên đăng ký kết hôn lại. Sau khi hoàn thành việc đăng ký kết hôn mới thực hiện việc đăng ký khai sinh cho con của họ. Lúc này cháu bé mới được xác định là con chung theo nguyên tắc xác định cha, mẹ, con theo quy định tại ĐIều 63 Luật Hôn nhân và gia đình: “Con sinh ra trước ngày đăng ký kết hôn và được cha mẹ thừa nhận cũng là con chung của vợ chồng”. Nếu anh Tình, chị Duyên chưa muốn hoặc không muốn thực hiện thủ tục đăng ký kết ngay, mà chỉ muốn đăng ký khai sinh cho chuyển nhượng thì phải áp dụng thủ tục khai sinh cho con ngoài giá thú để đăng ký khai sinh cho cháu bé. Trong trường hợp này, nếu anh Tình muốn được xác định là cha của cháu bé và ghi tên mình vào phần khai về người cha trong Giấy khai sinh của cháu bé thì phải làm thủ tục đăng ký nhận con. Cán bộ tư pháp – hộ tịch sẽ kết hợp giải quyết cùng lúc 2 thủ tục đăng ký nhận con và đăng ký khai sinh (tương tự như Tình huống “Hủy Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn”).
Thư Viện Pháp Luật