Nhờ đứng tên dùm GCNQSDĐ từ năm 1993 có kiện lấy lại được không?
1. Trong vụ việc của bạn phải làm rõ bản chất pháp lý của hai giao dịch là giao dịch năm 1992 giữa anh thứ 8 của bạn với người chuyển nhượng thửa đất đó; Và giao dịch giữa anh thứ 8 với anh thứ 10 (nhờ đứng tên).
- Theo thông tin bạn nêu thì anh thứ 8 của bạn nhận chuyển nhượng từ năm 1992 bằng giấy viết tay, nhưng đã sử dụng ổn định, liên tục không có tranh chấp vì vậy có thể được công nhận quyền sử dụng đất theo quy định tại khoản 2, hoặc khoản 4, Điều 50 Luật đất đai năm 2003.
- Nếu anh thứ 8 có văn bản tặng cho, chuyển nhượng cho anh thứ 10 và anh thứ 10 đã được cấp GCN QSD đất, thủ tục chuyển quyền sử dụng đất được thực hiện theo đúng quy định pháp luật thì thửa đất đó là tài sản của anh thứ 10, anh em bạn không thể khởi kiện để yêu cầu chia thừa kế của anh thứ 8 được nữa (vì di sản không còn).
2. Nếu có chứng cứ thể hiện là việc anh thứ 10 đứng tên chỉ là (đứng tên giùm), anh thứ 8 chưa định đoạt thửa đất đó hoặc việc định đoạt không hợp pháp, giao dịch giữa anh thứ 8 với anh thứ 10 bị hủy bỏ thì anh em bạn có quyền khởi kiện để chia khối bất động sản đó cho các anh em trong nhà theo quy định pháp luật về thừa kế.
Bạn cần xem lại hồ sơ xin cấp GCN QSD đất của anh thứ 10 để biết về tính pháp lý của giao dịch đó.
3. Việc thuê nhà, cho thuê nhà thực hiện theo hợp đồng thuê nhà đã được hai bên ký kết. Theo quy định pháp luật thì hợp đồng thuê nhà do người chủ sở hữu ngôi nhà đó quyết định. Nếu có tranh chấp về hợp đồng thì có thể yêu cầu tòa án giải quyết. Với thời điểm hiện tại, anh thứ 10 đang có tên trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, vì vậy anh thứ 10 sẽ có toàn quyền quyết định đối với thửa đất đó cho đến khi giấy chứng nhận đó bị điều chính hoặc hủy bỏ (nếu có).
Thư Viện Pháp Luật