Chủ trương cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

Năm 1958, gia đình tôi có tạo lập một ngôi nhà trên thửa đất khoảng 1000 mét vuông, (thửa đất nằm giữa đường QL 1A và đường sắt)từ đó đến nay gia đình tôi sử dụng ổn định, không tranh chấp (hiện trạng sử dụng đất của gia đình tôi cách lề đường QL 1A 3m, cách chân đường sắt 4m). Đến năm 2001, gia đình tôi được UBND huyện Phú Lộc cấp giấy CNQSDĐ nhưng Nhà nước đã cắt phần lộ giới QL 1A là 27m (tính từ tim đường QL1A); cắt 11m (tính từ chân đường sắt). Theo tôi được biết thửa đất của gia đình tôi có trước khi có lộ giới đường QL và đường sắt. Nhưng tôi không hiểu tại sao UBND huyện Phú Lộc lại làm như vậy, cơ sở đâu?. Hiện nay có chủ trương cấp đổi giấy CNQSDĐ, thứ nhất, gia đình tôi có được cấp đúng theo hiện trạng sử dụng đất không? thứ hai cho tôi hỏi, hành lang an toàn của đường sắt qua các thời kỳ được không (các mốc thời gian). Đây là nguyện vọng của rất nhiều gia đình giống tình trạng như vậy. Xin trân trọng kính chào và nếu được trả lời tôi xin thành thật cám ơn./.

Thứ nhất: Ông hỏi trường hợp Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất huyện Phú Lộc trả lời cho Ông, bà là: “cắt trừ lề đường QL 1A vào 7m”, điều đó dựa vào Quyết định 1856/UBND ngày 27 tháng 12 năm 2007. Tuy nhiên vấn đề ông hỏi trả lời như vậy có đúng không thì chúng tôi không có cơ sở để trả lời được, vì hiện nay thửa đất trên của ông đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (chúng tôi không có hồ sơ cấp giấy và các tài liệu liên quan); hiện nay chưa có chủ trương điều chỉnh lộ giới đường Quốc lộ 1A.

Thửa đất của Ông đã được Cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất năm 2001. Việc cấp lại giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trong trường hợp do UBND cấp huyện cấp sai  hoặc trong quá trình sử dụng đất có điều chỉnh về quy hoạch hay lộ giới đường….thì UBND huyện dựa vào hồ sơ đã được cấp và các tài liệu liên quan khác có thể điều chỉnh và cấp lại diện tích cho hộ gia đình đó.

Do vậy gia đình ông nên đến Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất của huyện Phú Lộc để được hướng dẫn cụ thể các thủ tục liên quan.

Thứ hai:

Chỉ giới đường sắt:  Theo khoảng 02 Điều 27 Luật đường sắt năm 2005 có hiệu lực ngày 01 tháng 01 năm 2006 thì phạm vi bảo vệ đường Sắt hay còn gọi là chỉ giới đường sắt là:

a) 7 mét tính từ mép ngoài của ray ngoài cùng trở ra đối với nền đường không đắp, không đào;

b) 5 mét tính từ chân nền đường đắp hoặc 3 mét tính từ mép ngoài của rãnh thoát nước dọc trở ra đối với nền đường đắp;

c) 5 mét tính từ mép đỉnh đường đào hoặc 3 mét tính từ mép ngoài của rãnh thoát nước dọc trở ra đối với nền đường đào.

- Hành lan an toàn giao thông đường sắt: Theo Điều 35 Luật đường sắt năm 2005 có hiệu lực ngày 01 tháng 01 năm 2006

1. Phạm vi giới hạn hành lan an toàn giao thông đường sắt được quy định như sau:

a) Chiều cao giới hạn trên không tính từ đỉnh ray trở lên theo phương thẳng đứng thực hiện theo quy định tại Khoản 1 Điều 27 của Luật này.

b) Chiều rộng giới hạn hai bên đường sắt tính từ mép chân nền đường đắp, mép đỉnh mái đường đào, mép ray ngoài cùng của đường không đào, không đắp trở ra mỗi bên là 15 mét đối với đường sắt trong khu gian; tính từ mép tay trở ra mỗi bên là 2 mét đối với đường sắt trong ga, trong cảng, trong tường rào.

2. Hành lan an toàn giao thông đường sắt tại khu vực đường ngang phải đảm bảo tầm nhìn cho người tham gia giao thông và phù hợp với cấp đường ngang.

3.Trong hành lan an toàn giao thông đường sắt chỉ được phép trồng cây thấp dưới 1,5 mét và phải trồng cách mép chân nền đường đắp ít nhất 2 mét, cánh mép đỉnh mái đường đào ít nhất 5 mét hoặc cách mép ngoài rãnh thoát nước dọc của đường, rãnh thoát nưới đỉnh ít nhất 3 mét.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào