Tư vấn pháp luật đất

Me chô`ng tôi dang ơ Viêt nam, hien dang song tai ngoi nha` tư` năm 1960 cho dê'n nay, nhưng hiên nay căn nha` nay` chưa co' sô hô`ng , vây vi` tuôi gia` bênh hoan năng, me tôi muô'n lâp di chu'c thư`a kê' lai cho chô`ng tôi, co' dươc không? Va` nê'u dươc thi` me chô`ng tôi se~ dê'n cơ quan nao` đê la`m thu tuc di chu'c thư`a kê'? Xin chân tha`nh ca'm ơn quy' câ'p!( Giâ'y tơ` nha` tư` năm 1960 dê'n nay, me chô`ng tôi giư~ gi`n râ't đâ`y đu. Nê'u la`m thu tuc di chu'c thư`a kê' cho chô`ng tôi thi` chô`ng tôi co' câ`n phai vê` Viêt nam hay không?).Tôi ca'm ơn nhiê`u!

Thứ nhất, căn cứ theo quy định tại Điều 631 Bộ Luật Dân sự năm 2005 (BLDS) thì mẹ chồng bạn có thể lập di chúc để lại căn nhà cho chồng bạn. Tuy nhiên, do bạn không nói rõ căn nhà này là tài sản chung của cha mẹ chồng bạn hay là tài sản riêng của mẹ chồng bạn; cha chồng bạn còn sống hay đã chết nên có hai trường hợp có thể xảy ra. Nếu căn nhà này là tài sản chung của cha mẹ chồng bạn thì mẹ bạn chỉ được lập di chúc đối với phần tài sản của mẹ bạn trong khối tài sản chung. Mẹ bạn chỉ có thể lập di chúc đối với toàn bộ ngôi nhà trong trường hợp ngôi nhà này là tài sản riêng của mẹ bạn.

Thứ hai, về thẩm quyền chứng thực/công chứng di chúc. Mẹ bạn có thể liên hệ UBND cấp xã hoặc bất kỳ tổ chức hành nghề công chứng nào để yêu cầu chứng thực/công chứng di chúc (Điều 657, 658 BLDS 2005, Điều 37, 48 Luật Công chứng).

Thứ ba, Di chúc là giao dịch dân sự đơn phương, do vậy khi mẹ chồng bạn lập Di chúc, chồng bạn không cần phải có mặt.   

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào