Quyết định sa thải khi nghỉ việc không kịp sinh phép do sức khỏe
Về việc Anh đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động đối với hợp đồng không xác định thời hạn.
Theo Luật Lao động - Điều 37, Khoản 3: "Người lao động làm theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, nhưng phải báo cho người sử dụng lao động biết trước ít nhất 45 ngày; người lao động bị ốm đau, tai nạn đã điều trị sáu tháng liền thì phải báo trước ít nhất ba ngày."
Theo quy định hiện hành, Luật Lao động không có quy định về trường hợp chấm dứt trước thời hạn đối với thời gian thông báo nghỉ việc. Tuy nhiên, xét về hoàn cảnh thực tế và theo truyền thông văn hóa người Việt Nam. Trường hợp của Anh là hoàn toàn hợp lẽ, hợp tình.
2. Về quyết định xa thải của Giám đốc.
Quyết định trên hoàn toàn sai trái và không phù hợp với Luật Lao động.
Theo Luật lao động - Điều 85: " Hình thức xử lý kỷ luật sa thải chỉ được áp dụng trong những trường hợp sau đây:
a) Người lao động có hành vi trộm cắp, tham ô, tiết lộ bí mật công nghệ, kinh doanh hoặc có hành vi khác gây thiệt hại nghiêm trọng về tài sản, lợi ích của doanh nghiệp;
b) Người lao động bị xử lý kỷ luật kéo dài thời hạn nâng lương, chuyển làm công việc khác mà tái
phạm trong thời gian chưa xoá kỷ luật hoặc bị xử lý kỷ luật cách chức mà tái phạm;
c) Người lao động tự ý bỏ việc năm ngày cộng dồn trong một tháng hoặc 20 ngày cộng dồn trong một năm mà không có lý do chính đáng.
Sau khi sa thải người lao động, người sử dụng lao động phải báo cho cơ quan quản lý nhà nước về lao động tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương biết."
Để bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của mình, Anh có thể thông qua Công đoàn cơ sở công ty và Liên đoàn lao động Quận nơi công ty đặt trụ sở để yêu cầu giải quyết. Hoặc trực tiếp khởi kiện tranh chấp lao động tại Tòa Án Nhân Dân Quận nơi công ty đặt trụ sở để yêu cầu giải quyết (kèm theo quyết định xa thải).
Thư Viện Pháp Luật