Tội tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có

Nguyễn Văn Minh sinh năm 1989 trú tại Đông Hưng, Thái Bình thông qua mối quan hệ quen biết nam thanh niên tên Nam( không rõ nhân thân, lý lịch) Minh có mua từ Nam hai xe môtô Honda Aiblaide không rõ nguồn gốc, không biển kiểm soát, không giấy tờ xe. Khi mua Minh  biết rõ những chiếc xe nói trên là do trộm cắp mà có được. Thông qua Nam làm giấy tờ giả, biển kiểm soát giả, hai xe được gắn biển kiểm soát giả lần lượt là 15B1 - 12... và 15H1 - 34......; Sau đó Minh lần lượt mang hai chiếc xe nói trên, cùng giấy tờ giả đi cầm cố tại cửa hàng cầm đồ lấy tiền tiêu sài. Sau khi đã cầm cố chiếc xe thứ nhất xong, khi đang thỏa thuận giá cả tại cửa hàng cầm đồ chiếc xe thứ hai thì bị phát hiện và được yêu cầu lên cơ quan chức năng để làm việc.      Chiếc xe thứ nhất qua xác minh số khung số máy mang biển kiểm soát 15 K2 - 25.... là thuộc quyền sở hữu của chị Lê Thị Phương trú tại Lê Chân, Hải Phòng, Chị Phương bị mất cắp chiếc xe nói trên và đã trình báo Công an Phường. Công an Phường đã lập hồ sơ ban đầu     Hai chiếc xe nói trên tại bản kết luận định giá của Hội đồng định giá trong tố tụng UBND cùng cấp kết luận, giá trị vào thời điểm bị xâm hại là 51.000.0000 đồng( năm một triệu đồng)       Quá trình điều tra không xác định được nguồn gốc chiếc xe môtô thứ hai do số khung, số máy của xe đã bị tẩy xóa. Xin hỏi luật sư tư vấn: Minh sẽ bị khởi tố theo khoản nào Điều 250 Bộ luật hình sự? Hành vi tiêu thụ chiếc xe thứ hai của Minh sẽ bị xử lý như thế nào? Khi không xác định được nguồn gốc của xe. Xin cảm ơn luật sư tư vấn cùng diễn đàn

Trường hợp này sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo khoản 2, Điều 250 Bộ luật Hình sự với tình tiết là tài sản có giá trị lớn.

Với quy định tại khoản 2, Điều 250 hình phạt được quy định là hình phạt tù từ hai năm đến bẩy năm.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Tội xâm phạm an toàn công cộng

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào