Phân loại đường giao thông nông thôn như thế nào?

Đường giao thông nông thôn được phân loại như thế nào? -Thắc mắc của chú Nhuận (Bình Định)

​Phân loại đường giao thông nông thôn như thế nào?

Khoản 1 Điều 2 Thông tư 32/2014/TT-GTVT quy định như sau:

Điều 2. Giải thích từ ngữ
Trong Thông tư này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Đường giao thông nông thôn (sau đây gọi chung là đường GTNT) bao gồm: đường trục xã, đường liên xã, đường trục thôn; đường trong ngõ xóm và các điểm dân cư tương đương; đường trục chính nội đồng.

Theo đó, đường giao thông nông thôn gồm:

- Đường trục xã, đường liên xã, đường trục thôn;

- Đường trong ngõ xóm và các điểm dân cư tương đương; đường trục chính nội đồng.

Trong đó:

+ Đường huyện là đường nối trung tâm hành chính của huyện với trung tâm hành chính của xã, phường, thị trấn hoặc trung tâm hành chính của huyện lân cận; đường có vị trí quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của huyện.

+ Đường trục xã, liên xã: Là đường nối trung tâm hành chính xã với các thôn hoặc đường nối giữa các xã (không thuộc đường huyện) có thiết kế cấp IV.

+ Đường thôn: Là đường nối giữa các thôn (xóm).

+ Đường ngõ xóm: Là đường nối giữa các hộ gia đình (đường chung của liên gia).

+ Đường trục chính nội đồng: Là đường chính nối từ đồng ruộng đến khu dân cư.

+ Cứng hóa: là mặt đường được trải bằng một trong những loại vật liệu như đá dăm, lát gạch, bê tông xi măng..

Phân loại đường giao thông nông thôn như thế nào?

Phân loại đường giao thông nông thôn như thế nào? (Hình từ Internet)

Trân trọng!

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Giao thông đường bộ

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào