Quyết định của Đại hội đồng cổ đông có thể bị hủy không? Nếu có thì làm thế nào?
Quyết định của Đại hội đồng cổ đông khi thông qua vẫn có thể bị hủy bỏ. Cổ đông, thành viên Hội đồng quản trị, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc, Ban kiểm soát có quyền yêu cầuToà án hoặc Trọng tài xem xét, huỷ bỏ quyết định của Đại hội đồng cổ đông trong các trường hợp sau đây:
1. Trình tự và thủ tục triệu tập họp Đại hội đồng cổ đông không thực hiện đúng theo quy định của Luật doanh nghiệp và Điều lệ công ty;
2. Trình tự, thủ tục ra quyết định và nội dung quyết định vi phạm pháp luật hoặc Điều lệ công ty.
Có hai cơ quan có thẩm quyền hủy bỏ quyết định của Đại hội đồng cổ đông là Tòa án và Trọng tài. Việc thêm một cơ quan Trọng tài có quyền năng này làm cho việc giải quyết tranh chấp được thực tế hơn vì các DN có vốn đầu tư nước ngoài thường có thói quen giải quyết tranh chấp tại cơ quan Trọng tài. Việc Trọng tài tham gia vào quá trình giải quyết tranh chấp là 1 bước xã hội hóa công tác tư pháp.
Tuy nhiên, như đề cập bên trên, nếu quyết định được thông qua tại cuộc họp Đại hội đồng cổ đông với số cổ đông trực tiếp và uỷ quyền tham dự đại diện 100% tổng số cổ phần có quyền biểu quyết là hợp pháp và có hiệu lực ngay cả khi trình tự và thủ tục triệu tập, nội dung chương trình họp và thể thức tiến hành họp không được thực hiện đúng như quy định.
Yêu cầu hủy bỏ quyết định của Đại hội đồng cổ đông phải được thực hiện trong thời hạn 90 ngày, kể từ ngày nhận được biên bản họp Đại hội đồng cổ đông hoặc biên bản kết quả kiểm phiếu lấy ý kiến Đại hội đồng cổ đông.
Thư Viện Pháp Luật