Cưỡng hiếp và vu khống trẻ em bị xử lý như thế nào
Thứ nhất, hành vi trộm tiền của con ông là một trong những hành vi phạm tội đã được quy định tại Điều 138 Bộ luật Hình sự và phải chịu truy cứu về trách nhiệm hình sự. Tuy nhiên, Điều 12 Bộ luật Hình sự cũng quy định về độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự:
“1. Người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm.
2. Người từ đủ 14 tuổi trở lên, nhưng chưa đủ 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng”.
Như vậy, con ông sinh năm 2001, tính đến thời điểm phạm tội chưa đủ 14 tuổi, do đó con ông không phải chịu trách nhiệm hình sự về hành vi phạm tội của mình. Nhưng vì con ông đã có hành vi trộm tiền, (Theo như nội dung ông trình bày) gây thiệt hại về tài sản cho gia đình ông Đ nên vợ chồng ông phải có trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho gia đình ông Đ theo quy định tại khoản 2 Điều 606 Bộ luật Dân sự:
“Người chưa thành niên dưới mười lăm tuổi gây thiệt hại mà còn cha, mẹ thì cha, mẹ phải bồi thường toàn bộ thiệt hại; nếu tài sản của cha, mẹ không đủ để bồi thường mà con chưa thành niên gây thiệt hại có tài sản riêng thì lấy tài sản đó để bồi thường phần còn thiếu, trừ trường hợp quy định tại Ðiều 621 của Bộ luật này”.
Thứ hai, hành vi dùng dao, kéo đe dọa để lấy lời khai của ông Đ đối với con ông là vi phạm quy định của Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em. Cụ thể, tại khoản 9 Điều 7 quy định về các hành vi bị nghiêm cấm, trong đó có hành vi “áp dụng biện pháp có tính chất xúc phạm, hạ thấp danh dự, nhân phẩm hoặc dùng nhục hình đối với trẻ em vi phạm pháp luật”; ngoài ra, khoản 2 Điều 58 cũng quy định: “Việc xử lý trách nhiệm hành chính, trách nhiệm dân sự, truy cứu trách nhiệm hình sự đối với trẻ em vi phạm pháp luật phải theo quy định của pháp luật đối với người chưa thành niên”. Hơn nữa, việc ông Đ buộc con ông viết bản tự khai mà không có mặt của người giám hộ cũng vi phạm về quyền được giám hộ của trẻ chưa thành niên.
Thư Viện Pháp Luật