Bồi thường thiệt hại cho gia đình nạn nhân và nạn nhân

Trong thực tiễn xét xử, gia đình nạn nhân hoặc nạn nhân yêu cầu bồi thường thiệt hại về chi phí tìm con, chi phí do phải thuốc mẹn chạy chữa vì ốm đau do mất con, tổn thất về tinh thần. Tuy nhiên, một số chi phí thực tế Toà án không được chấp nhận hoặc chỉ được chấp nhận hạn chế. Do đó, chưa bảo vệ đầy đủ cho nạn nhân. Nên giải quyết thế nào?

Bồi thường thiệt hại là một vấn đề được Toà án giải quyết trong vụ án hình sự. Đây là những yêu cầu bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng. Vì vậy, các Toà án phải tuân thủ hướng dẫn tại Nghị quyết số 03/2006/NQ-HĐTP ngày 08/7/2006 của Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao về bồi thường ngoài hợp đồng. Bên cạnh đó, các Toà án còn phải áp dụng hướng dẫn tại công văn số 121/2003 ngày 19/3/2003 của Chánh án Toà án nhân dân tối cao hướng dẫn giải quyết các vấn đề liên quan đến tài sản, bồi thường thiệt hại trong vụ án hình sự.
Về nguyên tắc thì thiệt hại đến đâu, bồi thường đến đó. Tuy nhiên, các yêu cầu bồi thường phải phù hợp và phải chứng minh được tính phù hợp đó. Quả thật, có những khoản chi phí rõ ràng là thực tế nhưng lại không phù hợp, không đúng pháp luật nên không được chấp nhận. Ví dụ như các khoản tiền tiêu cực phí trong khám chữa bệnh, đặc biệt là mổ cấp cứu. Bạn có nêu ví dụ là theo hướng dẫn thì khoản tiền bồi thường do bị tổn thất về tinh thần chỉ bằng 10 tháng lương tối thiểu là quá thấp, không tương xứng với những mất mát, tổn thất nặng nề của người phụ nữ bị đem bán, bị đày đoạ về thể chất, tinh thần và còn những hậu quả về lâu dài nữa. Đúng là như vậy, nhưng Nghị quyết của Hội đồng Thẩm phán hướng dẫn như vậy thì chỉ được buộc bị cáo bồi thường ở mức tối đa là 10 tháng lương tối thiểu thôi, không được quyết ở mức cao hơn.
 

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào