Thẩm quyền thi hành án của cơ quan thi hành án dân sự cấp huyện, cấp tỉnh?

Thẩm quyền thi hành án của cơ quan thi hành án dân sự cấp huyện, cấp tỉnh?

- Theo quy định tại khoản 1, Điều 35, thì cơ quan thi hành án dân sự cấp huyện có thẩm quyền thi hành các bản án, quyết định sau: 

+ Bản án, quyết định sơ thẩm của Toà án cấp huyện nơi cơ quan thi hành án dân sự có trụ sở; 

+ Bản án, quyết định phúc thẩm của Tòa án cấp tỉnh đối với bản án, quyết định sơ thẩm của Toà án cấp huyện nơi cơ quan thi hành án dân sự cấp huyện có trụ sở;

+ Quyết định giám đốc thẩm, tái thẩm của Tòa án cấp tỉnh đối với bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Toà án cấp huyện nơi cơ quan thi hành án dân sự cấp huyện có trụ sở;

+ Bản án, quyết định do cơ quan thi hành án dân sự cấp huyện nơi khác, cơ quan thi hành án dân sự cấp tỉnh hoặc cơ quan thi hành án cấp quân khu ủy thác.

- Theo quy định tại khoản 2, Điều 35, thì cơ quan thi hành án dân sự cấp tỉnh có thẩm quyền thi hành các bản án, quyết định sau đây: 

+ Bản án, quyết định sơ thẩm của Toà án cấp tỉnh trên cùng địa bàn;

+ Bản án, quyết định của Toà án nhân dân tối cao chuyển giao cho cơ quan thi hành án dân sự cấp tỉnh;

+ Bản án, quyết định của Tòa án nước ngoài, quyết định của Trọng tài nước ngoài được Toà án công nhận và cho thi hành tại Việt Nam; 

+ Quyết định của Trọng tài thương mại;

+ Quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh của Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh; 

+ Bản án, quyết định do cơ quan thi hành án dân sự nơi khác hoặc cơ quan thi hành án cấp quân khu ủy thác;

+ Bản án, quyết định thuộc thẩm quyền thi hành của cơ quan thi hành án dân sự cấp huyện quy định tại khoản 1 Điều 35, Luật Thi hành án mà thấy cần thiết lấy lên để thi hành;

+ Bản án, quyết định quy định tại khoản 1 Điều 35, Luật Thi hành án mà có đương sự hoặc tài sản ở nước ngoài hoặc cần phải uỷ thác tư pháp về thi hành án.
 

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào