Truy thu BHXH và đóng phạt khi đã báo tăng nhưng chưa thực hiện được
Theo quy định tại Điều 23 Quy định Quản lý thu BHXH, BHYT, BHTN; quản lý sổ BHXH, thẻ BHYT ban hành kèm theo Quyết định 959/QĐ-BHXH ngày 09/9/2015 của Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam, hồ sơ truy thu BHXH, BHYT, BHTN bao gồm:
- Tờ khai cung cấp và thay đổi thông tin người tham gia BHXH, BHYT (Mẫu TK1-TS).
- Danh sách lao động tham gia BHXH, BHYT, BHTN (Mẫu D02-TS);
- Kèm theo các giấy tờ liên quan để chứng minh (như: Hợp đồng lao động, Quyết định tuyển dụng, Bảng thanh toán tiền lương (hoặc bảng kê tiền lương, tiền công nếu trả qua ATM) tương ứng thời gian truy thu…)
Về mức lãi suất truy đóng được tính như sau:
Ltt = Image (3)
Trong đó:
Ltt: tiền lãi truy thu;
v: số tháng trốn đóng trong năm j phải truy thu;
y: số năm phải truy thu;
Pttij: Số tiền phải truy thu BHXH, BHYT, BHTN của tháng i trong năm j;
Nij: thời gian trốn đóng tính bằng số tháng kể từ tháng trốn đóng i của năm j đến tháng trước liền kề tháng thực hiện truy thu, theo công thức sau:
Nij = (T0 - Tij) - 1 (4)
Trong đó:
T0: tháng tính tiền truy thu (theo dương lịch);
Tij: tháng phát sinh số tiền phải đóng Pttij (tính theo dương lịch);
kj: lãi suất tính lãi chậm đóng (%).
Với kj: được xác định như sau:
- Đối với BHXH bắt buộc, BHTN, k tính bằng 02 lần mức lãi suất đầu tư quỹ BHXH bình quân năm trước liền kề theo tháng do BHXH Việt Nam công bố.
- Đối với BHYT, k tính bằng bằng 02 lần mức lãi suất thị trường liên ngân hàng kỳ hạn 9 tháng tính theo tháng do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố trên Cổng Thông tin điện tử của Ngân hàng nhà nước Việt Nam năm trước liền kề. Trường hợp lãi suất liên ngân hàng năm trước liền kề không có kỳ hạn 9 tháng thì áp dụng theo mức lãi suất của kỳ hạn liền trước kỳ hạn 9 tháng.
Hiện nay, lãi suất tính lãi chậm đóng (kj) đối với BHXH bắt buộc và BHTN là: 1,065%/tháng, đối với BHYT là: 1.083% tháng.
Thư Viện Pháp Luật