Gộp sổ BHXH và thủ tục hồ sơ hưởng BHXH một lần.
I. Theo quy định hiện hành thì mỗi người lao động chỉ được cấp một sổ Bảo hiểm xã hội, trường hợp người lao động có hai sổ bảo hiểm xã hội thì thực hiện gộp lại thành một sổ.
Thủ tục hồ sơ gộp sổ được quy định tại Điều 29 Quy định về quản lý thu bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp; quản lý sổ bảo hiểm xã hội, thẻ bảo hiểm y tế ban hành kèm theo Quyết định sô 959/QĐ-BHXH ngày 09 tháng 9 năm 2015 của Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam, dưới đây:
Điều 29. Cấp lại sổ BHXH, đổi, điều chỉnh thông tin trên sổ BHXH, thẻ BHYT
1. Cấp lại sổ BHXH do mất, hỏng, thay đổi số sổ, gộp sổ BHXH
1.1. Thành phần hồ sơ
a) Tờ khai cung cấp và thay đổi thông tin người tham gia BHXH, BHYT (Mẫu TK1-TS)
[Điểm neo] b) Sổ BHXH đã cấp.
1.2. Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
II. Đơn vị Bạn không cần giao dịch trực tiếp mà chỉ cần lập đầy đủ thủ tục hồ sơ theo quy định, gửi qua đường bưu điện (cơ quan BHXH trả phí dịch vụ bưu điện) cơ quan BHXH sẽ giải quyết và trả kết quả (Sổ BHXH đã gộp) qua đường bưu điện đúng thời hạn ghi trên biên bản giao nhận hồ sơ.
III Điều 109. Luật BHXH quy định Hồ sơ hưởng bảo hiểm xã hội một lần bao gồm:
1. Sổ bảo hiểm xã hội.
2. Đơn đề nghị hưởng bảo hiểm xã hội một lần của người lao động.
3. Đối với người ra nước ngoài để định cư phải nộp thêm bản sao giấy xác nhận của cơ quan có thẩm quyền về việc thôi quốc tịch Việt Nam hoặc bản dịch tiếng Việt được chứng thực hoặc công chứng một trong các giấy tờ sau đây
:a) Hộ chiếu do nước ngoài cấp;b) Thị thực của cơ quan nước ngoài có thẩm quyền cấp có xác nhận việc cho phép nhập cảnh với lý do định cư ở nước ngoài;
c) Giấy tờ xác nhận về việc đang làm thủ tục nhập quốc tịch nước ngoài; giấy tờ xác nhận hoặc thẻ thường trú, cư trú có thời hạn từ 05 năm trở lên của cơ quan nước ngoài có thẩm quyền cấp.
4. Trích sao hồ sơ bệnh án trong trường hợp quy định tại điểm c khoản 1 Điều 60 và điểm c khoản 1 Điều 77 của Luật này.
Thư Viện Pháp Luật