Tính mức bình quân tiền lương làm căn cứ tính lương hưu.

Cách tính lương hưu NLĐ trong doanh nghiệp nhà nước sau năm 2016 Tôi làm việc trong doanh nghiệp nhà nước trước năm 1995, đến măm 2017 tôi 60 tuổi đủ điều kiện nghỉ hưu, nhưng thắc mắc về cách tính lương hưu NLĐ trong doanh nghiệp sau năm 2016 (vì trước năm 2016 thì tính hệ số lương x mức lương tối thiểu cơ sở, từ 1/1/2016 thì tính hệ số lương do doanh nghiệp qui đổi x mức lương tối thiểu vùng để đóng BHXH), cụ thể - Từ 1/6/2012 đến 1/6/2013 , hệ số lương 3,58 - Từ 1/6/2013 đến 1/1/2016, hệ số lương 3,89 - Từ 1/1/2016 đến 1/6/2016, hệ số lương qui đổi 1,79 x 3.100.000 đồng (mức lương tối thiểu vùng 2) - Từ 1/6/2016 đến 1/6/2017, hệ số lương 1,95 x 3.100.000 đồng. Như vậy lương hưu được tính như thế nào, xin vui lòng giải thích giúp để tôi được nắm rõ hơn, chân thành cảm ơn !

 

Điều 9 Nghị định 115/2015/NĐ-CP hướng dẫn một số Điều của Luạt BHXH năm 2014 quy định về Mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội để tính lương hưu, trợ cấp một lần như sau:

1. Người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định có toàn bộ thời gian đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương này thì tính bình quân tiền lương tháng của số năm đóng bảo hiểm xã hội trước khi nghỉ hưu như sau:

a) Bắt đầu tham gia bảo hiểm xã hội trước ngày 01 tháng 01 năm 1995 thì tính bình quân của tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 05 năm cuối trước khi nghỉ hưu;

b) Bắt đầu tham gia bảo hiểm xã hội trong khoảng thời gian từ ngày 01 tháng 01 năm 1995 đến ngày 31 tháng 12 năm 2000 thì tính bình quân của tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 06 năm cuối trước khi nghỉ hưu;

c) Bắt đầu tham gia bảo hiểm xã hội trong khoảng thời gian từ ngày 01 tháng 01 năm 2001 đến ngày 31 tháng 12 năm 2006 thì tính bình quân của tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 08 năm cuối trước khi nghỉ hưu;

d) Bắt đầu tham gia bảo hiểm xã hội trong khoảng thời gian từ ngày 01 tháng 01 năm 2007 đến ngày 31 tháng 12 năm 2015 thì tính bình quân của tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 10 năm cuối trước khi nghỉ hưu;

đ) Bắt đầu tham gia bảo hiểm xã hội từ ngày 01 tháng 01 năm 2016 đến ngày 31 tháng 12 năm 2019 thì tính bình quân của tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 15 năm cuối trước khi nghỉ hưu;

e) Bắt đầu tham gia bảo hiểm xã hội từ ngày 01 tháng 01 năm 2020 đến ngày 31 tháng 12 năm 2024 thì tính bình quân của tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 20 năm cuối trước khi nghỉ hưu;

g) Bắt đầu tham gia bảo hiểm xã hội từ ngày 01 tháng 01 năm 2025 trở đi thì tính bình quân của tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của toàn bộ thời gian.

2. Người lao động có toàn bộ thời gian đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định thì tính bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của toàn bộ thời gian.

 

 

3. Người lao động vừa có thời gian đóng bảo hiểm xã hội thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định, vừa có thời gian đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định thì tính bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội chung của các thời gian, trong đó thời gian đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do Nhà nước quy định được tính bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội theo quy định tại Khoản 1 Điều này căn cứ vào thời điểm bắt đầu tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc. Trường hợp chưa đủ số năm quy định tại Khoản 1 Điều này thì tính bình quân tiền lương tháng của các tháng đã đóng bảo hiểm xã hội. 

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Tiền lương

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào