Tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp trong thời gian nghỉ phép, nghỉ không hưởng lương..

Xin chào Quý anh (chị) cơ quan Bảo hiểm, Em xin hỏi một số nội dung về người lao động nghỉ phép, nghỉ không lương thì qui định đóng bảo hiểm như thế nào? Cảm ơn Quý anh (chị)!

 - Điều 111 Bộ Luật lao động 2012 quy định: Người lao động có đủ 12 tháng làm việc cho một người sử dụng lao động thì được nghỉ hằng năm, hưởng nguyên lương theo hợp đồng lao động.
Như vậy thời gian nghỉ phép người lao động vẫn tham gia Bảo hiểm xã hội (BHXH), Bảo hiểm y tế (BHYT), Bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) bình thường vì vẫn hưởng nguyên lương;

- Điều 116 Bộ Luật lao động 2012 quy định: Người lao động có thể thỏa thuận với người sử dụng lao động để nghỉ không hưởng lương. Như vậy thời gian nghỉ nhiều hay ít là do sự thỏa thuận giửa người lao động với người sử dụng lao động.

Đối với trường hợp người lao động nghỉ không hưởng lương, việc tham gia BHXH, BHYT, BHTN thực hiện theo quy định tại Điều 54, Quyết định 1111/QĐ-BHXH của BHXH Việt Nam. Cụ thể dưới đây:

Điều 54. Quản lý mức đóng.

2. Người lao động tăng mới hoặc ngừng việc, nghỉ việc trong tháng, có ít nhất 01 ngày làm việc và hưởng tiền lương trong tháng, thì tính đóng BHXH, BHYT, BHTN đối với đơn vị và người lao động như sau:
2.1. Trường hợp số ngày không làm việc và không hưởng tiền lương, từ 14 ngày trở lên trong tháng thì không tính đóng BHXH, BHYT, BHTN của tháng đó:
- Người lao động tăng mới thì tính đóng BHXH, BHYT, BHTN từ ngày đầu của tháng tiếp theo tháng chuyển đến làm việc hoặc tháng có hiệu lực của hợp đồng lao động, quyết định tuyển dụng;
- Người lao động ngừng việc, nghỉ việc thì tính đóng BHXH, BHYT, BHTN đến ngày cuối cùng của tháng trước liền kề tháng ngừng việc, nghỉ việc.
Trong cả hai trường hợp trên, nếu đơn vị và người lao động đề nghị đóng BHXH, BHYT, BHTN cho cả tháng mà người lao động có ít nhất 01 ngày làm việc và hưởng tiền lương, tiền công thì thực hiện theo đề nghị của đơn vị.

2.2. Trường hợp số ngày không làm việc và không hưởng tiền lương, dưới 14 ngày trong tháng thì tính đóng BHXH, BHYT, BHTN đối với đơn vị và người lao động cả tháng đó:
- Người lao động tăng mới thì tính đóng BHXH, BHYT, BHTN từ ngày đầu của tháng chuyển đến làm việc hoặc tháng có hiệu lực của hợp đồng lao động, quyết định tuyển dụng;
- Người lao động ngừng việc, nghỉ việc thì tính đóng BHXH, BHYT, BHTN đến ngày cuối cùng của tháng ngừng việc, nghỉ việc.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Nghỉ không hưởng lương

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào