Thực hiện chế độ bảo hiểm xã hội

2% để lại cuối năm chi không hết đơn vị tôi phải chuyển trả hết cho cơ quan BHXH theo quy định. Hiện nay phát sinh ôm đau, đơn vị không có tiền chi trả, Như vậy với quy định 3.1. Trong thời hạn ba ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ giấy tờ hợp lệ có liên quan từ người lao động quy định tại Điều 112 và Điều 113 của Luật này, người sử dụng lao động có trách nhiệm giải quyết chế độ ốm đau, thai sản cho người lao động=> Đơn vị không thể thực hiện=>KHông cho người lao động ký nhận (chuyển khoản)=> KHông nộp được hồ sơ quyết toán cho cơ quan BHXH => không kịp thời chi trả. Vấn đề quy định chứng từ, đơn vị thanh toán bằng chuyển khoản, mà bắt thêm ký nhận nữa là dư. Chuyển khoản thì khỏi ký nhận mà ký nhận thì khỏi chuyển khoản. Hiện nay theo quy định các chế độ chính sách của CBCNVC thanh toán bằng chuyển khoản nên đơn vị chúng tôi bắt buộc chuyển khoản => Mong đơn vị xem xét lại để

 

 Những vấn đề Bạn nêu đã được Ban Biên tập trả lời cụ thể, nay xin nhắc lại như sau:

Bảo hiểm xã hội là cơ quan tổ chức thực hiện chính sách bảo hiểm xã hội (BHXH), bảo hiểm y tế (BHYT) theo quy định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền, những vấn đề Bạn nêu trên thuộc quy định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền, cụ thể như sau:
1. Việc thẩm định thanh quyết toán chế độ ốm đau thai sản thực hiện trên mẫu C70a-HD và các chứng từ liên quan. Mẫu C70a-HD do Bộ Tài chính ban hành theo Thông tư số 178/TT-BTC ngày 23/10/2012, trong Mẫu C70a-HD có cột D là cột ký nhận tiền chế độ của người lao động. Vì vậy việc yêu cầu người lao động ký nhận tiền vào cột D mẫu C70a-HD là đúng theo quy định của Bộ Tài chính dù cho người lao động nhận tiền dưới bất cứ hình thức nào.
2.Tại Khoản a, Điểm 1, Điều 92 Luật BHXH quy định về mức đóng và phương thức đóng BHXH của người sử dụng lao động, đã quy định như sau:
1. Hằng tháng, người sử dụng lao động đóng trên quỹ tiền lương, tiền công đóng bảo hiểm xã hội của người lao động quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều 2 của Luật này như sau:
a) 3% vào quỹ ốm đau và thai sản; trong đó người sử dụng lao động giữ lại 2% để trả kịp thời cho người lao động đủ điều kiện hưởng chế độ quy định tại Mục 1 và Mục 2 Chương III của Luật này và thực hiện quyết toán hằng quý với tổ chức bảo hiểm xã hội;
(Trong thực tế tổ chức thực hiện theo hướng dẫn của BHXH Việt Nam: Trường hợp đơn vị có số người hưởng chế độ lớn, có số chi lớn thì có thể quyết toán sớm với cơ quan BHXH).
3.Điều 117 Luật BHXH quy định: Giải quyết hưởng chế độ ốm đau, thai sản, trợ cấp dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ sau ốm đau, thai sản
3.1. Trong thời hạn ba ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ giấy tờ hợp lệ có liên quan từ người lao động quy định tại Điều 112 và Điều 113 của Luật này, người sử dụng lao động có trách nhiệm giải quyết chế độ ốm đau, thai sản cho người lao động.
3.2. Hằng quý, người sử dụng lao động có trách nhiệm nộp hồ sơ của những người lao động đã được giải quyết chế độ ốm đau, thai sản, trợ cấp dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ cho tổ chức bảo hiểm xã hội theo quy định tại các điều 112, 113 và 116 của Luật này.
3.3. Tổ chức bảo hiểm xã hội có trách nhiệm quyết toán trong thời hạn mười lăm ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ; trường hợp không quyết toán thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Theo quy định thì chủ sử dụng lao động không thể chờ quyết toán với cơ quan BHXH rồi mới chi trả tiền cho người lao động như Bạn nêu.
Những vấn đề nêu trên là quy định của Pháp luật BHXH hiện hành, đề nghị Bạn và đơn vị thực hiện đúng quy định.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Bảo hiểm xã hội

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào