Tham gia và hưởng các chế độ Bảo hiểm xã hội.
1. Nếu như vợ Bạn đang làm việc tại một Công ty thì phải là đối tượng tham gia BHXH bắt buộc, nếu là đối tượng phải tham gia BHXH bắt buộc thì không thuộc đối tượng tham gia BHXH tự nguyện (tự đóng) và cơ quan, đơn vị sử dụng lao động phải tiến hành thủ tục đăng ký tham gia BHXH bắt buộc theo quy định, vợ Bạn không thể tự đóng BHXH; Trường hợp vợ Bạn không thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc theo quy định tại Khoản 1 Điều 2 Luật BHXH thì vợ Bạn có thể tham gia BHXH tự nguyện; Mức đóng và phương thức đóng BHXH tự nguyện được quy định tại Điều 100 Luật BHXH, như sau:
- Mức đóng hằng tháng bằng 16% mức thu nhập người lao động lựa chọn đóng bảo hiểm xã hội; từ năm 2010 trở đi, cứ hai năm một lần đóng thêm 2% cho đến khi đạt mức đóng là 22%.
Mức thu nhập làm cơ sở để tính đóng bảo hiểm xã hội được thay đổi tuỳ theo khả năng của người lao động ở từng thời kỳ, nhưng thấp nhất bằng mức lương tối thiểu chung và cao nhất bằng hai mươi tháng lương tối thiểu chung.
- Người lao động được chọn một trong các phương thức đóng sau đây: a) Hằng tháng; b) Hằng quý; c) Sáu tháng một lần.
- Người tham gia BHXH tự nguyện được hưởng hai chế độ: Hưu trí và Tử tuất, không có chế độ thai sản.
2. Người tham gia BHXH tự nguyện thì không thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm thất nghiệp; về chế độ trợ cấp thất nghiệp Bạn có thể tìm hiểu tại Nghị định 127/2008/NĐ-CP ngày 12/12/2008 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật BHXH về Bảo hiểm thất nghiệp.
Thư Viện Pháp Luật