Các chế độ cụ thể trong chế độ thai sản có khác nhau?
1. Điều 30 Luật Bảo hiểm xã hội quy định như sau:
Điều 30. Thời gian hưởng chế độ khi sẩy thai, nạo, hút thai hoặc thai chết lưu
Khi sẩy thai, nạo, hút thai hoặc thai chết lưu thì lao động nữ được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản mười ngày nếu thai dưới một tháng; hai mươi ngày nếu thai từ một tháng đến dưới ba tháng; bốn mươi ngày nếu thai từ ba tháng đến dưới sáu tháng; năm mươi ngày nếu thai từ sáu tháng trở lên.
Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản quy định tại Điều này tính cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần.
Luật BHXH hiện hành không có điều khoản nào quy định lao động nử thuộc đối tượng trên (sẩy thai, nạo, hút thai hoặc thai chết lưu) đi làm trước thời hạn vì vậy BBT không có căn cứ trả lời Bạn.
Nếu có trường hợp cụ thể, Bạn tập hợp toàn bộ hồ sơ liên quan, gửi đến cơ quan BHXH để xem xét cụ thể hoặc báo cáo về BHXH Việt Nam để chỉ đạo giải quyết.
2. Trong chế độ thai sản có quy định từng chế độ cụ thể: Chế độ khi khám thai; Chế độ khi sẩy thai, nạo, hút thai hoặc thai chết lưu; Chế độ khi sinh con; Chế độ khi nhận nuôi con nuôi; Chế độ khi thực hiện các biện pháp tránh thai. Mổi loại chế độ có quy định cụ thể thời gian hưởng, mức hưởng; Có những điều khoản quy định chỉ áp dụng cho lao động nử sinh con mà không áp dụng cho các loại chế độ khác như;Tại Điều 36 của Luật BHXH quy định lao động nử đi làm trước khi hết thời hạn nghỉ sinh con...
Thư Viện Pháp Luật