Về chế độ nghỉ DSPHSK sau TNLĐ
1. Tài khoản 2 Điều 24 Nghị định số 152/2006/NĐ ngày 22/12/2006 của Chính phủ quy định:
a. Tối đa 10 ngày đối với người lao động suy giảm khả năng lao động từ 51% trở lên do bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.
b. Tối đa 7 ngày đối với người lao động suy giảm lao động từ 31% đến 50% do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp
c. Tối đa 5 ngày đối với người lao động suy giảm lao động từ 15% đến 30% do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.
2. Tại khoản 9 điểm 4 Thông tư số 19/2008/TT-BLĐTBXH ngày 23/9/2008 quy định:
Trong khoảng thời gian 60 ngày, tính từ ngày có kết luận của Hội đồng Giám định y khoa mà sức khoẻ còn yếu thì người lao động được nghỉ dưỡng sức phục hồi sức khoẻ.
3. Tại khoản 3 mục I phần B Thông tư số 03/2007/TT-BLĐTBXH ngày 30/01/2007 của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội quy đinh:
Thời gian người lao động nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng thì cả người lao động và người sử dụng lao động không phải đóng BHXH trong tháng đó.
4. Tại khoản 2.1 Điều 54 Quyết định số 1111/QĐ-BHXH ngày 25/10/2011 của Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam quy định:
Số ngày không làm việc và không hưởng tiền lương từ 14 ngày trở lên trong tháng thì không tính đóng BHXH, BHYT, BHTN của tháng đó.
Bạn căn cứ quy định để thực hiện đối với người lao động.
Thư Viện Pháp Luật