Chế độ thai sản cho NLĐ bị xảy thai
1/ Các trường hợp được hưởng chế độ thai sản được quy định tại Điều 30 Bộ luật lao động, cụ thể như sau:
“Khi sẩy thai, nạo, hút thai hoặc thai chết lưu thì lao động nữ được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản mười ngày nếu thai dưới một tháng; hai mươi ngày nếu thai từ một tháng đến dưới ba tháng; bốn mươi ngày nếu thai từ ba tháng đến dưới sáu tháng; năm mươi ngày nếu thai từ sáu tháng trở lên.
Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản quy định tại Điều này tính cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần”
Theo đó, căn cứ vào người mang bầu mang thai được bao tháng dẫn chiếu điều luật để được nghỉ chế độ. Mức hưởng bằng 100% mức bình quân tiền lương, tiền công tháng đóng BHXH của 6 tháng liền kề trước khi nghỉ việc theo Điều 35 Bộ luật lao động
2/ Mức hưởng chế độ thai sản được quy định tại Điều 35 Luật lao động thì mức hưởng chế độ thai sản như sau:
+ Người lao động hưởng chế độ thai sản theo quy định tại các điều 29, 30, 31, 32 và 33 của Luật lao động thì mức hưởng bằng 100% mức bình quân tiền lương, tiền công tháng đóng bảo hiểm xã hội của sáu tháng liền kề trước khi nghỉ việc.
+ Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản được tính là thời gian đóng bảo hiểm xã hội. Thời gian này người lao động và người sử dụng lao động không phải đóng bảo hiểm xã hội”
+ Ngoài ra, theo Điều 37 Bộ luật lao động quy định thì người lao động sau thời gian hưởng chế độ ốm đau, thai sản mà sức khỏe còn yếu thì được nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe từ 5 ngày đến 10 ngày trong một năm “Lao động nữ sau thời gian hưởng chế độ thai sản theo quy định tại Điều 30, khoản 1 hoặc khoản 2 Điều 31 của Luật này mà sức khoẻ còn yếu thì được nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ từ năm ngày đến mười ngày trong một năm
Thư Viện Pháp Luật