Quyền và nghĩa vụ thăm nom, cấp dưỡng, nuôi con sau ly hôn
Cơ sở pháp lý quy định Quyền/nghĩa vụ thăm nom, nuôi dưỡng, chăm sóc con cái sau khi ly hôn được quy định như sau:
1/ Căn cứ theo Điều 82 Luật hôn nhân gia đình 2014 quy định nghĩa vụ, quyền của cha, mẹ không trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn
+ Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ tôn trọng quyền của con được sống chung với người trực tiếp nuôi.
+ Sau khi ly hôn, người không trực tiếp nuôi con có quyền, nghĩa vụ thăm nom con mà không ai được cản trở.
+ Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con lạm dụng việc thăm nom để cản trở hoặc gây ảnh hưởng xấu đến việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con thì người trực tiếp nuôi con có quyền yêu cầu Tòa án hạn chế quyền thăm nom con của người đó.”
2/ Căn cứ theo Điều 83 Luật hôn nhân gia đình 2014 quy định về nghĩa vụ, quyền của cha, mẹ trực tiếp nuôi con đối với người không trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn:
+ Cha, mẹ trực tiếp nuôi con có quyền yêu cầu người không trực tiếp nuôi con thực hiện các nghĩa vụ theo quy định tại Điều 82 của Luật này; yêu cầu người không trực tiếp nuôi con cùng các thành viên gia đình tôn trọng quyền được nuôi con của mình.
+ Cha, mẹ trực tiếp nuôi con cùng các thành viên gia đình không được cản trở người không trực tiếp nuôi con trong việc thăm nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con.”
Như vậy, Tòa án nhân dân Quận Đống Đa đã giải quyết ly hôn cho chị N được nuôi cháu K và anh M phải cấp dưỡng mỗi tháng là 1 triệu đồng nuôi cháu. Như vậy, anh M phải tôn trọng quyền của cháu K được sống chung với chị N, phải cấp dưỡng cho cháu K, có quyền, nghĩa vụ thăm nom cháu K mà không ai được cản trở.
3/ Các hành vi ngăn cản, không cấp dưỡng hoặc không thực hiện việc chăm sóc, nuôi dưỡng con cái có thể xử lý như sau:
+ Đối với hành vi không cấp dưỡng nuôi con, chị N có quyền yêu cầu cơ quan thi hành án nơi cư trú của mình để yêu cầu anh M thực hiện bản án, cấp dưỡng nuôi con
+ Đối với hành vi ngăn cản quyền thăm nom: anh M Có thể đề nghị cơ quan thi hành án hoặc thông báo chính quyền địa phương nhờ can thiệp, hòa giải.
+ Đối với hành vi không chăm sóc, ngược đãi con cái thì: anh M có thể trình báo chính quyền địa phương, công an và có thể đề nghị Tòa án thay đổi quyền nuôi con.
Thư Viện Pháp Luật