Hậu quả của việc hủy kết hôn trái pháp luật
1/ Luật sư tư vấn các căn cứ pháp luật để hủy kết hôn trái pháp luật được quy định như sau: theo Khoản 1 Điều 10 Luật hôn nhân gia đình 2014 quy định: “Người bị cưỡng ép kết hôn, bị lừa dối kết hôn, theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự, có quyền tự mình yêu cầu hoặc đề nghị cá nhân, tổ chức quy định tại khoản 2 Điều này yêu cầu Tòa án hủy việc kết hôn trái pháp luật do việc kết hôn vi phạm quy định tại điểm b khoản 1 Điều 8 của Luật này.”
Đồng thời Luật Hôn nhân và Gia đình quy định chế độ hôn nhân 1 vợ 1 chồng. Vì vậy, việc anh G lừa dối và đã đăng ký kết hôn rồi còn lại lừa dối chị H để đăng ký kết hôn là vi phạm chế độ hôn nhân và gia đình. Chị H phát hiện anh G đã có vợ nhưng lừa dối mình để kết hôn nên hoàn toàn có quyền yêu cầu hủy việc kết hôn trái pháp luật với anh G.
2/ Luật sư tư vấn các hậu quả pháp lý của việc hủy kết hôn trái pháp luật được quy định tại Điều 12, 16 Luật hôn nhân gia đình 2014:
+ Quan hệ tình cảm: Khi việc kết hôn trái pháp luật bị hủy thì hai bên kết hôn phải chấm dứt quan hệ như vợ chồng.
+ Quyền, nghĩa vụ của cha, mẹ, con được giải quyết theo quy định về quyền, nghĩa vụ của cha, mẹ, con khi ly hôn.
+ Về tài sản, công nợ và các nghĩa vụ tài chính: Quan hệ tài sản, nghĩa vụ và hợp đồng giữa các bên được giải quyết theo thỏa thuận của các bên hoặc theo quy định của bộ Luật Dân sự về chia tài sản chung theo phần. Các bên sẽ chứng minh kỷ phần, công sức, tài sản của mình đóng góp trong khối tài sản chung của hai người.
Các bên gửi hồ sơ để yêu cầu Tòa án tuyên hủy kết hôn trái pháp luật./.
Thư Viện Pháp Luật