Trường hợp người lao động phát hiện quyết định, hành vi về bảo hiểm thất nghiệp trái pháp luật, xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của mình thì sẽ được cơ quan nào giải quyết?

Trường hợp người lao động phát hiện quyết định, hành vi về bảo hiểm thất nghiệp trái pháp luật, xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của mình thì sẽ được cơ quan nào giải quyết?

Tại Điều 40 Nghị Định 127 của Chính phủ quy định về thẩm quyền giải quyết khiếu nại về bảo hiểm thất nghiệp:

- Người sử dụng lao động, thủ trưởng cơ quan lao động, thủ trưởng cơ quan Bảo hiểm xã hội có trách nhiệm giải quyết khiếu nại lần đầu đối với quyết định, hành vi về bảo hiểm thất nghiệp của mình bị khiếu nại. Trong trường hợp người sử dụng lao động có quyết định, hành vi về bảo hiểm thất nghiệp bị khiếu nại không còn tồn tại thì cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp huyện có trách nhiệm giải quyết;

- Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội có thẩm quyền giải quyết khiếu nại về bảo hiểm thất nghiệp đối với quyết định giải quyết khiếu nại mà người sử dụng lao động, thủ trưởng cơ quan lao động, thủ trưởng cơ quan Bảo hiểm xã hội đã giải quyết nhưng người khiếu nại không đồng ý hoặc quá thời hạn quy định mà khiếu nại không được giải quyết và trong cùng thời gian đó người khiếu nại không khởi kiện tại toà án.

- Trong trường hợp người khiếu nại không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại của Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội hoặc quá thời hạn quy định mà khiếu nại không được giải quyết thì khởi kiện tại tòa án.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Bảo hiểm thất nghiệp

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào