phần quỹ KCB BHYT không được sử dụng hết tại địa phương sẽ được sử dụng thế nào?

Một số bạn đọc hỏi: Theo Luật BHYT mới được sửa đổi, bổ sung, phần quỹ KCB BHYT không được sử dụng hết tại địa phương sẽ được sử dụng thế nào? Với các địa phương bị bội chi, phần hụt sẽ được bổ sung từ đâu?

 Theo Khoản 3 Điều 35 Luật BHYT đã được sửa đổi, bổ sung, trường hợp tỉnh, TP trực thuộc T.Ư có số thu BHYT dành cho KCB lớn hơn số chi KCB trong năm, sau khi được BHXH Việt Nam thẩm định quyết toán thì phần kinh phí chưa sử dụng hết được phân bổ theo lộ trình như sau: a) Từ ngày Luật này có hiệu lực đến hết ngày 31/12/2020 thì 80% chuyển về quỹ dự phòng, 20% chuyển về địa phương để sử dụng theo thứ tự ưu tiên sau đây: Hỗ trợ quỹ KCB cho người nghèo; hỗ trợ mức đóng BHYT cho một số nhóm đối tượng phù hợp với điều kiện KT-XH của địa phương; mua trang thiết bị y tế phù hợp với năng lực, trình độ của cán bộ y tế; mua phương tiện vận chuyển người bệnh ở tuyến huyện. Trong thời hạn 1 tháng, kể từ ngày BHXH Việt Nam thẩm định quyết toán, BHXH Việt Nam phải chuyển 20% phần kinh phí chưa sử dụng hết về cho địa phương. Trong thời hạn 12 tháng, kể từ ngày BHXH Việt Nam thẩm định quyết toán, phần kinh phí chưa sử dụng hết được chuyển về quỹ dự phòng; b) Từ ngày 1/1/2021, phần kinh phí chưa sử dụng hết được hạch toán toàn bộ vào quỹ dự phòng để điều tiết chung. Khoản 4 Điều 35 quy định: Trường hợp tỉnh, TP trực thuộc T.Ư có số thu BHYT dành cho KCB nhỏ hơn số chi KCB trong năm, sau khi thẩm định quyết toán, BHXH Việt Nam có trách nhiệm bổ sung toàn bộ phần kinh phí chênh lệch này từ nguồn quỹ dự phòng.
 

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào