quyền và trách nhiệm của tổ chức BHYT

Pháp luật BHYT quy định như thế nào về quyền và trách nhiệm của tổ chức BHYT?

 Quyền của tổ chức BHYT 1. Yêu cầu người sử dụng lao động, đại diện của người tham gia BHYT và người tham gia BHYT cung cấp đầy đủ, chính xác thông tin, tài liệu có liên quan đến trách nhiệm của họ về việc thực hiện BHYT. 2. Kiểm tra, giám định việc thực hiện khám bệnh, chữa bệnh BHYT; thu hồi, tạm giữ thẻ BHYT đối với các trường hợp gian lận trong việc cấp thẻ BHYT; Người có tên trong thẻ BHYT không tiếp tục tham gia BHYT; Cấp trùng thẻ BHYT và trường hợp người đi khám bệnh, chữa bệnh sử dụng thẻ BHYT của người khác. 3. Yêu cầu cơ sở khám bệnh, chữa bệnh BHYT cung cấp hồ sơ, bệnh án, tài liệu về khám bệnh, chữa bệnh để phục vụ công tác giám định BHYT. 4. Từ chối thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh BHYT không đúng quy định của Luật này hoặc không đúng với nội dung hợp đồng khám bệnh, chữa bệnh BHYT. 5. Yêu cầu người có trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho người tham gia BHYT hoàn trả chi phí khám bệnh, chữa bệnh mà tổ chức BHYT đã chi trả. 6. Kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung chính sách, pháp luật về BHYT và xử lý tổ chức, cá nhân vi phạm pháp luật về BHYT. Trách nhiệm của tổ chức BHYT 1. Tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật về BHYT. 2. Tổ chức để đối tượng tự đóng BHYT được tham gia BHYT theo hộ gia đình thuận lợi tại đại lý BHYT. Hướng dẫn hồ sơ, thủ tục, nơi đăng ký tham gia BHYT và tổ chức thực hiện chế độ BHYT, bảo đảm nhanh chóng, đơn giản và thuận tiện cho người tham gia BHYT. Rà soát, tổng hợp, xác nhận danh sách tham gia BHYT để tránh cấp trùng thẻ BHYT của các đối tượng theo quy định, trừ các đối tượng do Bộ Quốc phòng và Bộ Công an quản lý. 3. Thu tiền đóng BHYT và cấp thẻ BHYT. 4. Quản lý, sử dụng Quỹ BHYT. 5. Ký hợp đồng khám bệnh, chữa bệnh BHYT với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh. 6. Thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh BHYT. 7. Cung cấp thông tin về các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh BHYT và hướng dẫn người tham gia BHYT lựa chọn cơ sở khám bệnh, chữa bệnh ban đầu. 8. Kiểm tra chất lượng khám bệnh, chữa bệnh; giám định BHYT. 9. Bảo vệ quyền lợi của người tham gia BHYT; giải quyết theo thẩm quyền các kiến nghị, khiếu nại, tố cáo về chế độ BHYT. 10. Lưu trữ hồ sơ, số liệu về BHYT theo quy định của pháp luật; xác định thời gian tham gia BHYT để đảm bảo quyền lợi cho người tham gia BHYT; ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý BHYT, xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia về BHYT. 11. Tổ chức thực hiện công tác thống kê, báo cáo, hướng dẫn nghiệp vụ về BHYT; báo cáo định kỳ hoặc đột xuất khi có yêu cầu về quản lý, sử dụng Quỹ BHYT. 12. Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ, nghiên cứu khoa học và hợp tác quốc tế về BHYT./.
 

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Bảo hiểm y tế

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào