Không có người lao động tham gia là sai

Trường hợp đơn vị cơ sở xử lý kỷ luật NLĐ nhưng trong quyết định lại ghi là “buộc thôi việc” thay vì phải ghi “sa thải” thì có đúng không? Trường hợp này xử lý kỷ luật không tuân theo quy trình (không mời NLĐ tham gia) thì nên xử lý như thế nào?Thẩm quyền của công đoàn cấp trên cơ sở tham gia thế nào?

Điều 125 BLLĐ quy định về hình thức xử lý kỷ luật lao động gồm: 1. Khiển trách. 2. Kéo dài thời hạn nâng lương không quá 6 tháng; cách chức. 3. Sa thải, chứ không có hình thức kỷ luật buộc thôi việc (chỉ áp dụng với công chức, viên chức). Như vậy, hình thức kỷ luật được ghi trong quyết định là sai.

Điều 123 BLLĐ 2013 quy định về nguyên tắc, trình tự xử lý kỷ luật lao động, mục 1. Việc xử lý kỷ luật lao động được quy định như sau: NSDLĐ phải chứng minh được lỗi của NLĐ; phải có sự tham gia của tổ chức đại diện tập thể lao động tại cơ sở; NLĐ phải có mặt và có quyền tự bào chữa, nhờ luật sư hoặc người khác bào chữa; trường hợp là người dưới 18 tuổi thì phải có sự tham gia của cha, mẹ hoặc người đại diện theo pháp luật; việc xử lý kỷ luật lao động phải được lập thành biên bản.

Như vậy, nếu khi xử lý kỷ luật mà không có NLĐ tham gia là đơn vị đó đã làm trái pháp luật. Với vai trò công đoàn cấp trên cơ sở, công đoàn ngành y tế tỉnh B.T có thể đề nghị CĐCS nơi NLĐ làm việc trực tiếp có ý kiến với NSDLĐ về việc xử lý kỷ luật trái luật hoặc hướng dẫn NLĐ khởi kiện trực tiếp tại tòa, vì theo quy định, đối với hình thức sa thải thì không cần qua hòa giải cấp cơ sở.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Người lao động

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào