Tiền hưởng chế độ thai sản được tính như thế nào?
Bạn Nguyễn Thị Mỹ Tiên thân mến!
Căn cứ khoản 1 Điều 35 Luật BHXH số 71/2006/QH11 ngày 29/06/2006 quy định mức hưởng chế độ thai sản bằng 100% mức bình quân tiền lương tiền công của 6 tháng liền kề trước khi nghỉ việc.
Xét trường hợp của bạn, hồ sơ thai sản được đơn vị đề nghị giải quyết vào tháng 3/2014 thể hiện bạn sinh con ngày 06/01/2014, thời gian thực nghỉ thai sản tính từ ngày 18/11/2013. Vậy thời gian 06 tháng trước khi nghỉ thai sản được tính từ tháng 06/2013 đến tháng 11/2013. Cụ thể cách tính thai sản như sau:
Từ tháng 06/2013 đến tháng 08/2013: 2.34 + 0.25 (phụ cấp chức vụ)
Từ tháng 09/2013 đến tháng 11/2013: 2.67.
Trợ cấp thai sản = 3,024,500 x 6 tháng = 18,147,000 đồng.
Trợ cấp 1 lần khi sinh con = 1,150,000 x 02 tháng = 2,300,000 đồng.
Tổng cộng tiền thai sản = 18,147,000 + 2,300,000 = 20,447,000 đồng.
Như vậy, cơ quan BHXH thanh toán cho bạn số tiền 20,447,000 đồng là đúng quy định; Số tiền 20,723,000 đồng mà đơn vị bạn đề nghị là không đúng do lấy mức lương tại thời điểm bạn nghỉ việc để làm cơ sở tính trợ cấp thai sản chứ không lấy lương bình quân 06 tháng trước khi nghỉ việc như quy định nên có sự chênh lệch. Đối với việc bạn đi siêu âm trong quá trình mang thai, Căn cứ Điều 29 Luật BHXH, trong thời gian mang thai, lao động nữ được nghỉ việc đi khám thai 5 lần, mỗi lần 1 ngày. Tuy nhiên, do đơn vị bạn không đề nghị giải quyết chế độ khám thai nên BHXH không có cơ sở để giải quyết cho bạn.
Đối với việc bạn sinh mổ, thì đây chỉ là cơ sở để xác định thời gian nghỉ dưỡng sức phục hồi sức khỏe sau khi sinh. Nếu sau khi hết thời gian thai sản mà sức khỏe còn yếu thì được nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe, cụ thể:
- 5 ngày nếu sinh thường;
- 7 ngày nếu sinh mổ;
- 10 ngày nếu sinh từ 2 con trở lên.
Mức hưởng một ngày bằng 25% mức lương tối thiểu chung nếu nghỉ tại gia đình và 45% mức lương tối thiểu chung nếu nghỉ tập trung.
Bạn nên liên hệ với bộ phận kế toán của đơn vị bạn để được hướng dẫn.
Thư Viện Pháp Luật