“1. Thừa kế theo pháp luật được áp dụng trong những trường hợp sau đây: a) Không có di chúc...” (điểm a khoản 1 Điều 675).
“Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây: a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: Vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết...” (khoản 1 Điều 676).
Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2000 (có hiệu lực tại thời điểm năm 2006 khi anh được nhận làm con nuôi) quy định:
"5. Nhà nước và xã hội không thừa nhận sự phân biệt đối xử giữa các con, giữa con trai và con gái, con đẻ và con nuôi, con trong giá thú và con ngoài giá thú" (khoản 5 Điều 2).
“1. Người được nhận làm con nuôi phải là người từ 15 tuổi trở xuống. Người trên 15 tuổi có thể được nhận làm con nuôi nếu là thương binh, người tàn tật, người mất năng lực hành vi dân sự hoặc làm con nuôi của người già yếu cô đơn” (khoản 1 Điều 68).
Người nhận con nuôi phải có đủ các điều kiện sau đây: 1- Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ; 2- Hơn con nuôi từ hai mươi tuổi trở lên; 3- Có tư cách đạo đức tốt…” (Điều 69).
“Việc nhận nuôi con nuôi phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền đăng ký và ghi vào Sổ hộ tịch. Thủ tục đăng ký việc nuôi con nuôi, giao nhận con nuôi được thực hiện theo quy định của pháp luật về hộ tịch” (Điều 72).
Như vậy, sự kiện bà B mất và không để lại di chúc phát sinh quan hệ thừa kế giữa những người thuộc hàng thừa kế thứ nhất còn lại của bà, đồng thời di sản của bà B để lại sẽ chia theo pháp luật.
Nhà nước và xã hội không thừa nhận sự phân biệt đối xử giữa con đẻ và con nuôi. Tuy nhiên, tại thời điểm anh được bà B nhận làm con nuôi, anh đã trên 18 tuổi. Anh cần đối chiếu với các quy định: Điều 68, Điều 69, Điều 72 của Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2000 để xác định xem quan hệ mẹ nuôi, con nuôi giữa bà B và anh có được pháp luật công nhận không trước khi nộp đơn khởi kiện tại tòa án.