Thỏa thuận mức bồi thường khi chấm dứt hợp đồng lao động

Tôi đang làm việc tại một công ty theo hợp đồng lao động (HĐLĐ) không xác định thời hạn. Cty thông báo muốn chấm dứt HĐLĐ đối với tôi, mặc dù tôi vẫn hoàn thành nhiệm vụ và không vi phạm kỷ luật Cty. Đề nghị toà soạn Báo Lao Động tư vấn, nếu đồng ý nghỉ việc, theo luật thì tôi được Cty đền bù bao nhiêu tháng lương. Sau khi nghỉ việc, tôi có được hưởng trợ cấp thất nghiệp không?

Theo quy định tại Bộ luật LĐ năm 2012: Hai bên thoả thuận chấm dứt HĐLĐ (khoản 3, Điều 36), là một trường hợp chấm dứt HĐLĐ được pháp luật công nhận.

Việc hai bên thỏa thuận chấm dứt HĐLĐ phù hợp với nguyên tắc cơ bản của Bộ luật Dân sự - nguyên tắc tự do, tự nguyện cam kết, thoả thuận: “Quyền tự do cam kết, thoả thuận trong việc xác lập quyền, nghĩa vụ dân sự được pháp luật bảo đảm, nếu cam kết, thoả thuận đó không vi phạm điều cấm của pháp luật, không trái đạo đức xã hội. Trong quan hệ dân sự, các bên hoàn toàn tự nguyện, không bên nào được áp đặt, cấm đoán, cưỡng ép, đe doạ, ngăn cản bên nào. Cam kết, thoả thuận hợp pháp có hiệu lực bắt buộc thực hiện đối với các bên và phải được cá nhân, pháp nhân, chủ thể khác tôn trọng” (Điều 4).

Do đó pháp luật cũng không có quy định, bên đưa ra đề nghị chấm dứt HĐLĐ phải bồi thường cho bên kia như thế nào. Tuy nhiên, chúng tôi đưa ra một số gợi ý để anh (chị) cân nhắc khi đàm phán mức bồi thường chấm dứt HĐLĐ với người sử dụng lao động: Thu nhập thực tế bị mất, bị giảm sút do bị mất việc làm, xác định trong thời hạn hợp lý; Chi phí hợp lý để tìm kiếm việc làm mới.

Ngoài ra, các bên có thể thỏa thuận khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần mà anh (chị) gánh chịu do mất việc làm. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thoả thuận; nếu không thoả thuận được thì mức tối đa không quá 10 tháng lương tối thiểu do Nhà nước quy định” (khoản 2, Điều 611 Bộ luật Dân sự).

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào